Trang Chủ » Thoát vị đĩa đệm » Vỡ đĩa đệm có thể gây tàn phế
Vỡ đĩa đệm có thể gây tàn phế
Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe xương khớp, ảnh hưởng lớn đến vận động và sinh hoạt của bệnh nhân. Trong tiế n triển của bệnh, vỡ đĩa đệm là giai đoạn nguy hiểm nhất. Nhiều trường hợp bệnh nhân vỡ đĩa đệm gặp phải các biến chứng khó lường, điều trị tốn kém và gặp nhiều trở ngại. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nâng cao cảnh giác hơn trước biến chứng vỡ đĩa đệm.
Vỡ đĩa đệm là gì?
Bệnh thoát vị đĩa đệm thường tiến triển qua 4 giai đoạn chính, bao gồm giai đoạn chớm hay giai đoạn chớm, giai đoạn phình đĩa đệm, giai đoạn rách, đứt vòng xơ, giai đoạn vỡ đĩa đệm.
Trong đó, vỡ đĩa đệm là giai đoạn bệnh tiến triển nặng nề hơn cả. Phần bao xơ đĩa đệm lúc này sẽ bị phá vỡ, nhân nhầy đĩa đệm biến dạng hoàn toàn, nhân nhầy thoát ra ngoài, đè lên các dây thần kinh cột sống đồng thời làm tổn thương các mô lân cận quanh cột sống của bệnh nhân.

Vỡ đĩa đệm nguy hiểm ra sao?
Khi thoát vị đĩa đệm diễn tiến đến giai đoạn vỡ đĩa đệm sẽ dẫn đến những nguy hiểm khó lường cho sức khỏe bệnh nhân. Phổ biến nhất là những ảnh hưởng như:
- Xuất hiện tình trạng đau nhức kéo dài với tần suất thường xuyên. Đôi khi bệnh nhân còn xuất hiện những cơn đau dữ dội.
- Tình trạng tê liệt các chi xuất hiện với tần suất thường xuyên và kéo dài. Tùy theo vị trí đĩa đệm bị thoát vị và vỡ mà bệnh nhân có thể gặp những cơn đau tê kéo dài xuống hai chân (nếu là thoát vị đĩa đệm thắt lưng) hoặc những cơn đau tê vùng cổ vai gáy (nếu là thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ).
- Teo cơ cũng là những biến chứng có thể gặp phải ở bệnh nhân thoát vị đĩa đệm chuyển sang giai đoạn vỡ. Do đây là giai đoạn nặng, bệnh nhân thường đau đớn, không di chuyển được, vận động giảm sút đáng kể, dần dần khiến các cơ vùng chân bị teo.
- Nặng nề nhất chính là nguy cơ tàn phế ở bệnh nhân.
Theo BS Nguyễn Vũ, Giảng viên trường ĐH Y Hà Nội, nhiều trường hợp bệnh nhân thoát vị đĩa đệm do chấn thương thể thao nhưng nhầm tưởng là căng cơ. Đến khi thoát vị đĩa đệm chuyển sang giai đoạn nặng gây vỡ đĩa đệm thì bệnh nhân mới ngỡ ngàng. Đa phần những trường hợp thoát vị đĩa đệm nặng gây vỡ đĩa đệm cần phẫu thuật để thay thế đĩa đệm bị vỡ. Nhiều trường hợp các mảnh vỡ đĩa đệm lọt xuống ống tủy cần được gắp ra hết nếu không sẽ không dứt điểm được cơn đau, thậm chí có nguy cơ tàn phế.

Lời khuyên
Theo các bác sĩ khoa Ngoại, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, khi có dấu hiệu nghi ngờ thoát vị đĩa đệm, tốt nhất bệnh nhân nên đến các cơ sở y tế, bệnh viện để được chụp chiếu và thực hiện các xét nghiệm đánh giá tình trạng bệnh. Càng can thiệp sớm thì khả năng điều trị thành công càng hiệu quả, ít để lại biến chứng và tái phát. Ngoài ra, bệnh nhân thoát vị đĩa đệm giai đoạn nhẹ cũng cần thận trọng bởi diễn tiến bệnh có thể đột biến, trở nên nặng hơn do nhiều tác động từ bên trong và bên ngoài cơ thể. Do đó ngay cả thoát vị đĩa đệm nhẹ bạn cũng không nên chủ quan mà cần chú ý điều trị sớm để khỏi dứt điểm.
❢ Người bệnh thoát vị đĩa đệm nên tham khảo:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!