Khi mang thai, có nhiều vấn đề về sức khỏe bạn cần lưu ý, trong đó có triệu chứng giãn dây chằng lưng khi mang thai, gây ra nhiều khó chịu cho bạn trong thai kỳ. Tình trạng này có thể bắt gặp nhiều từ 3 tháng giữa đến 3 tháng cuối của thai kỳ, khiến cho thai phụ gặp nhiều phiền toái trong cuộc sống. Dưới đây là một số triệu chứng nhân biết giãn dây chằng lưng khi mang thai và một số biện pháp giúp mẹ bầu khắc phục tình trạng này khi gặp phải.

Triệu chứng giãn dây chằng lưng khi mang thai-1
Giãn dây chằng lưng khi mang thai

Vì sao mẹ bầu bị giãn dây chằng lưng khi mang thai?

Trong cấu tạo cột sống, bên cạnh các mô xương cứng làm nhiệm vụ nâng đỡ và bảo vệ cho cơ thể, các dây chằng cũng quan trọng không kém vì có tác dụng giúp cho những nhóm mô xương nay liên kết với nhau cũng như gắn với các cơ bắp và cơ quan nội tạng.

Khi mang thai, một phần dạ con cũng đè lên dây chằng và thành xương chậu. Điều này khiến cho dây chằng ngày càng phải mở rộng lên theo từng giai đoạn phát triển của em bé. Ngoài cân nặng của bé, các thành phần phụ như nước ối, nhau thai,… cũng ngày càng tăng lên khi đến những tháng cuối. Điều này cũng khiến cho dây chằng của bạn bắt đầu giãn và gây đau nhói. Tùy vào thể trạng của mẹ bầu và cân nặng của bé mà tình trạng này có thể gặp phải ở 3 tháng giữa thai kỳ hoặc 3 tháng cuối thai kỳ của bạn.

Nhận biết triệu chứng giãn dây chằng khi mang thai

Thông thường, khi bị giãn dây chằng, mẹ bầu thường có một số triệu chứng giúp nhận biết như:

  • Cảm giác đau đột ngột, nhất là khi bạn thay đổi vị trí ngồi, vị trí làm việc.
  • Khi đứng lâu hay ngồi lâu một thời gian sẽ gặp phải tình trạng đau âm ỉ, khó chịu.
  • Thai phụ làm việc hoặc đi bộ một thời gian tương đối lâu có thể gặp các triệu chứng đau âm ỉ.
  • Những khu vực như vùng xương chậu, vùng lưng, đùi, bụng thường có cảm giác đau thường xuyên và âm ỉ.
  • Đặc biệt vùng xương chậu thường xuyên đau ê ẩm, cảm giác nặng trịch khó chịu.

Bên cạnh các triệu chứng âm ỉ, đau kéo dài, có một số triệu chứng nguy hiểm có thể đi kèm như: đau dữ dội, co thắt, sốt, ớn lạnh, buồn nôn, nôn, chảy máu,… Đây là những triệu chứng nguy hiểm do đó cần đến ngay bệnh viện hoặc cơ sở y tế có chuyên khoa sản để được cấp cứu.

Thoát vị đĩa đệm cũng có thể gây đau lưng khi mang thai: Bị thoát vị đĩa đệm khi mang thai cần lưu ý

Các biện pháp giảm đau do giãn dây chằng khi mang thai

Để hạn chế tình trạng đau do giãn dây chằng khi mang thai, các mẹ có thể áp dụng một số biện pháp hỗ trợ để cải thiện tình trạng đau âm ỉ, khó chịu:

Dùng đai đỡ bụng

  • Sử dụng đai đỡ bụng là một trong những biện pháp giúp cho tử cung được nâng đỡ tốt hơn, giảm áp lực và bớt được cảm giác khó chịu. Mặc dù vậy, bạn không nên lạm dụng đai đỡ bụng quá nhiều vị sẽ ảnh hưởng đến trương lực sau sinh. Bạn nên thông báo với bác sĩ sản khoa nếu muốn sử dụng thiết bị này.

Đi bộ giúp giảm đau lưng

  • Biện pháp đi bộ cũng là một trong những cách để làm giảm cảm giác đau do giãn dây chằng khi mang thai. Nên đi chậm rãi, hít thở sâu và để thư giãn và giảm đau. Lưu ý bạn nên đi dép, giày đế bằng. Không nên dùng giày cao gót, đế cao để tránh đau lưng nhiều hơn.

Các biện pháp giảm đau lưng

  • Tạm ngừng các hoạt động hiện tại khi xuất hiện cơn đau. Nghỉ ngơi một thời gian ngắn chờ cơn đau dịu đi. Không nên cố gắng làm việc khi đang đau vì sẽ khiến cho tình trạng đau lưng nặng hơn.
  • Khi ngủ, bạn nên nằm nghiêng một bên, có thể cong đầu gối về phía bụng để giảm cảm giác đau. Bạn cũng có thể đặt thêm một gối mỏng kê bên dưới dụng để giảm đau. Bạn cũng có thể kê thêm một gối giữa 2 chân và sau lưng để nâng đỡ tốt hơn cho bụng và cơ thể.
  • Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái để cho cơ bụng có cảm giác thoải mái, dễ chịu, giảm cảm giác đau lưng.

Một số vấn đề gây đau lưng khi mang thai mà bạn cần biết: Đau lưng khi mang thai phải làm sao

Lời kết

Thông thường tình trạng đau lưng do giãn dây chằng khi mang thai không để lại hậu quả nghiêm trọng, phần lớn cơn đau chỉ gây ra một số khó chịu, mệt mỏi trong sinh hoạt và có thể nhanh chóng giảm đi sau một thời gian. Bạn cũng có thể áp dụng các biện pháp trên để nhanh chóng giảm đau hơn và lấy lại cảm giác dễ chịu.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

*