Khi nói đến các mức độ thoát vị đĩa đệm, các chuyên gia đầu ngành sẽ nói đến điều gì? Mời quý độc giả tìm hiểu cụ thể hơn về các mức độ thoát vị đĩa đệm qua bài viết dưới đây.

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng các nhân nhầy thoát ra ngoài và gây chèn ép thần kinh do tình trạng rách bao xơ. Các chuyên gia quy định thoát vị đĩa đệm về các mức độ khác nhau để dễ dàng kiểm soát bệnh cũng như có thể đưa ra hướng giải quyết tối ưu. Vậy thoát vị đĩa đệm được chia thành mấy mức độ? Cụ thể từng mức độ đó như thế nào, hãy cùng tham khảo ngay sau đây.

Tìm hiểu các mức độ thoát vị đĩa đệm phổ biến

Theo TS. BS. Tăng Hà Nam Anh, bệnh viện Nguyễn Tri Phương, thoát vị đĩa đệm được chia thành 4 cấp độ khác nhau. Tùy vào tình trạng thoát vị của từng bệnh nhân mà bác sĩ khám sẽ xác định mức độ thoát vị và đưa ra những lời khuyên, chỉ định phù hợp để cải thiện bệnh.

Các mức độ thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm được chia thành 4 mức độ từ thấp đến cao

Đừng nên bỏ lỡ: Bệnh đau lưng ở thanh niên: nguyên nhân và cách khắc phục

#. Thoát vị đĩa đệm mức độ 1:

Được tính là giai đoạn đầu tiên của thoát vị đĩa đệm. Lúc này, nhân nhầy chưa được thoát ra ngoài mà chỉ có biến dạng ở ngoài bao xơ mà thôi. Thông thường, dấu hiệu để nhận biết thoát vị đĩa đệm mức độ 1 không rõ ràng mà chỉ có biểu hiện tê chân tay nhẹ hoặc gây ra các đau nhức tạm thời. Thoát vị đĩa đệm mức độ 1 thường biểu hiện rất rõ khi chụp X-quang, do đó khi có những biểu hiện này thì người bệnh cũng đừng nên chủ quan mà phải nhanh chóng đề phòng và thăm khám ngay.

#. Thoát vị đĩa đệm cấp độ 2:

Ở giai đoạn này, nhân nhầy có xu hướng chuyển động dồn về phía vị trí bao xơ bị rách, đĩa đệm lúc này sẽ bắt đầu có xu hướng biến dạng nghiêm trọng hơn. Tại vị trí bao xơ bị yếu thì đĩa đệm sẽ có dấu hiệu phình to hơn so với thông thường.

Triệu chứng thường gặp nhất giai đoạn này đó chính là những cơn đau, tê buốt lưng, tay, chân,.. Nhưng lúc này cơn đau cũng có thể dứt và chưa có biểu hiện thực sự rõ ràng. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm thì những điều này có thể khiến cho việc điều trị trở nên phức tạp hơn.

#. Thoát vị đĩa đệm cấp độ 3:

Khi thoát vị đĩa đệm đã ở mức độ 3, lúc này bao xơ đã bị rách và tổn thương nghiêm trọng. Đồng thời đó thì nhân nhầy và cấu trúc khác của đĩa đệm thì tuột ra khỏi vị trí ban đầu của đốt sống, đây là thời điểm bệnh phát triển nghiêm trọng hơn và thậm chí cơn đau cũng dai dẳng hơn làm hạn chế đến khả năng vận động. Ở giai đoạn này, cơn đau nhức cũng biểu hiện rõ ràng hơn.

Các mức độ thoát vị đĩa đệm
Mô phỏng thoát vị đĩa đệm cấp độ 3

Có thể bạn đọc quan tâm: Tỷ lệ mổ thoát vị đĩa đệm thành công đạt khoảng bao nhiêu %?

#. Thoát vị đĩa đệm cấp độ 4:

Ở thoát vị đĩa đệm cấp độ 4 nhân nhầy bị xơ hóa và biến dạng hoàn toàn, các vòng sợi cũng vì thế mà bị phá đứt, rách nặng ở nhiều vị trí khác nhau. Thoát vị đĩa đệm cấp độ 4 làm giảm chiều cao của khoang đốt sống và làm cho ống sống bị hẹp. Đây là giai đoạn thoát vị nguy hiểm và dễ để lại biến chứng như liệt, teo cơ, mất khả năng vận động hoàn toàn.

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì thoát vị đĩa đệm cấp độ 4 sẽ dẫn đến những cơn đau kéo dài làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Bên cạnh đó, người bệnh sẽ gặp phải những khó khăn trong việc vận động như cúi người, đứng lên ngồi xuống,… Thoát vị đĩa đệm cấp độ 4 thường rất khó để điều trị dứt điểm, việc điều trị chỉ góp phần giảm thiểu cơn đau ở một thời điểm nào đó mà thôi.

Bên cạnh đó, TS. BS. Tăng Hà Nam Anh cũng nhấn mạnh thêm rằng nguy cơ ở các giai đoạn thoát vị đĩa đệm cũng không hề giống nhau. Cụ thể như sau:

  • Hai giai đoạn đầu:

Ở 2 giai đoạn đầu là thoát vị đĩa đệm cấp độ 1 và 2 thì đĩa đệm chỉ mới bắt đầu biến dạng và nhân nhầy cũng chưa thể thoát ra ngoài được. Vì thế chúng chỉ biểu hiện bằng những cơn đau nhẹ và thường không dai dẳng, dồn dập mà chỉ xuất hiện thỉnh thoảng khi vận động mạnh hoặc làm việc quá sức.

Mặc dù 2 giai đoạn này rất thuận lợi cho việc điều trị nhưng bởi vì biểu hiện của chúng khá mơ hồ và dễ nhầm lẫn với các triệu chứng đau mỏi xương khớp thông thường. Ngoài việc tìm kiếm phương pháp điều trị phù hợp thì người bệnh cũng nên cân bằng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi sao cho hợp lý.

  • Hai giai đoạn cuối:

Ở 2 giai đoạn này thì bệnh đã có biểu hiện nặng hơn, bao xơ có thể đã bị rách và các nhân nhầy cũng đã thoát được ra ngoài và gây chèn ép ở một số bộ phận. Các nhân nhầy gây chèn ép cho các rễ thần kinh ở tủy sống gây đau nhức, tê buốt lan xuống vùng chân.

Các mức độ thoát vị đĩa đệm
Biến chứng nghiêm trọng của thoát vị đĩa đệm

Theo thống kê của Hiệp hội xương khớp Việt Nam, tỷ lệ bệnh nhân thoát vị đĩa đệm ở mức độ 3, 4 và nguy cơ dẫn đến biến chứng chiếm khoảng 32% số bệnh nhân mắc bệnh về cơ xương khớp. Tuy không phải là tình trạng bệnh lý quá nguy hiểm nhưng thoát vị đĩa đệm được xếp vào những nguy cơ hàng đầu gây ảnh hưởng đến khả năng vận động.

Ở mỗi mức độ thoát vị đĩa đệm thì chuyên gia sẽ có hướng xử lý hoàn toàn khác nhau. Vì vậy, để xác định chính xác thoát vị đĩa đệm của mình ở mức nào thì người bệnh nên thăm khám và điều trị ngay để hạn chế những biến chứng nghiêm trọng.

Bạn đọc muốn tìm hiểu thêm: Thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?

Nguyệt Cầm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

*