Bệnh án thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là một trong những tài liệu giúp hiểu rõ hơn về tiền sử bệnh của bệnh nhân, những phương pháp điều trị đã được thực hiện cũng như các chẩn đoán sơ bộ về tình trạng sức khỏe. Từ đó, người làm công tác y tế có thể đưa ra những tiên lượng về sức khỏe của người bệnh và có những hướng điều trị phù hợp nhất. Dưới đây là một số vấn đề bạn cần biết về bệnh án thoát vị đĩa đệm cột sống cổ.

Những thông tin quan trọng trong bệnh án thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Khi cầm trên tay một bệnh án, bạn sẽ biết được một số thông tin quan trọng về sức khỏe bệnh nhân trước đây và trong thời điểm hiện tại. Các thông tin này bao gồm:

1.Triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân

Một trong những yếu tố quan trọng nhất được thể hiện trong bệnh án của bệnh nhân chính là triệu chứng lâm sàng của bệnh. Ở bệnh án thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, bệnh nhân thường có các dấu hiệu chính như:

  • Cảm giác đau mức, mỏi vùng cổ, đau thắt lưng, tê buốt 2 vai.
  • Đau ở đốt sống cổ và lan tê dọc theo cánh tay (thường gặp trong những trường hợp thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ).
  • Bệnh nhân bị đau ở vùng thắt lưng và lan tê dọc vùng mông, đùi và hai chân (trong trường hợp thoát vị đĩa đệm đốt sống thắt lưng).

Đây là một trong những triệu chứng lâm sàng có thể giúp bác sĩ bước đầu có những chẩn đoán về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.

2. Kết quả xét nghiệm, chẩn đoán

Sau các triệu chứng lâm sàng, những kết quả xét nghiệm, chẩn đoán trong bệnh án cũng có vai trò quan trọng trong việc đánh giá tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Các xét nghiệm, chẩn đoán thường được thực hiện gồm có:

  • Các xét nghiệm được thực hiện: hóa sinh máu, công thức máu, tổng phân tích nước tiểu, X – quang tim phổi.
  • Xét nghiệm chuyên khoa: chụp CT cột sống, Xquang cột sống thắt lưng, chụp cộng hưởng từ cột sống.
  • Dựa vào chụp phim MRI (chụp phim cộng hưởng từ ) sẽ có thể chẩn đoán một cách chính xác.

bệnh án thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

3. Các phương pháp chữa bệnh thoát vị đĩa đệm

Tùy theo chẩn đoán sức khỏe của bệnh nhân, bác sĩ sẽ thể hiện trong bệnh án những hướng điều trị phù hợp nhất. Thông thường, bệnh án thoát vị đĩa đệm thường có những hướng điều trị như:

  • Điều trị ngoại khoa: mổ hở (chứa nhiều rủi ro), phẫu thuật tiêm chích xơ đĩa đệm, phẫu thuật nội soi đĩa đệm, phương pháp mổ laser.
  • Điều trị nội khoa: thuốc, thể dục trị liệu, vật lý trị liệu, xoa bóp, bấm huyệt.
  • Ăn uống: Bổ sung canxi; vitamin C, D, E, K; Magie; glucosamine và chondroitin; đạm; omega 3. Tránh ăn đồ chiên rán, nội tạng động vật, rượu bia, thuốc lá.

4.Tiên lượng và lời khuyên

Bệnh nhân thường được tiên lượng về tình trạng sức khỏe cũng như có một số lời khuyên về sinh hoạt, công việc hằng ngày. Phần này thường nằm ở cuối bệnh án của bệnh nhân.

  • Thực hiện thói quen sống lành mạnh: Tập thể thao đều đặn, tăng cường sức khỏe, duy trì chỉ số khối lượng cơ thể ở mức bình thường.
  • Tư thế đứng, làm việc: Đứng thẳng lưng; khi vác vật nặng nên gập gối, thẳng lưng, nhấc từ từ vật lên; lao động đúng tư thế.
  • Trong công việc: Tránh ngồi lâu yên một chỗ; dùng ghế tựa lưng giúp cột sống luôn thẳng; hạn chế xoay ghế, vặn mình.

Một số bệnh án tham khảo thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Bệnh án tham khảo 1

Miêu tả:

  • Bệnh nhân 50 tuổi.
  • Tiền sử bệnh nhân có nhiều năm điều trị bằng thuốc tây nhưng bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ không có dấu hiệu thuyên giảm.

Kiểm tra:

  • Bệnh nhân có các dấu hiệu đau, tê, yếu cơ ở cổ, khó xoay cổ, xoay cổ đau nhức, gáy, vai và cánh tay, bàn tay.
  • Ngoài ra còn có các dấu hiệu đi kèm như chóng mặt ù tai, mất thăng bằng, mắt mờ từng cơn, đỏ mặt đột ngột, hạ huyết áp, vã mồ hôi, đau ngực, khó nuốt do chèn ép thực quản.

Phân tích:

Từ những thông tin được đề cập trong bệnh án thoát vị đĩa đệm cột sống cổ của bệnh nhân cũng như kết hợp với thăm khám trực tiếp bác sỹ đã có những kết luận như sau:

  • Bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ ở giai đoạn 2.
  • Quá trình thoái hóa của cột sống cổ khiến các đĩa đệm ở cột sống cổ bị lồi ra. Bên cạnh đó, các nhân nhầy chèn ép lên ống, rễ thần kinh gây đáu nhức cứng cổ và vùng vai gáy.
  • Việc bệnh nhân sử dụng thuốc tây, chỉ khiến giảm đau nhức nhưng bệnh không bớt và thời gian dùng quá nhiều thuốc tây dẫn đến tình trạng lờn thuốc nên thốc vô tác dụng.

Đối với bệnh án thoát vị đĩa đệm cột sống cổ ở giai đoạn 2 như trường hợp của bệnh nhân thì việc chữa trị bệnh phải sử dụng kết hợp đồng thời nhiều biện pháp điều trị bằng vật lý trị liệu và theo dõi tình trạng sức khỏe.

bệnh án thoát vị đĩa đệm cột sống cổ-2

Bệnh án tham khảo 2

Miêu tả:

  • Bệnh nhân có dấu hiệu chóng mặt 3 lần nhưng trong thời gian ngắn.
  • Bệnh nhân thường xuyên đau đầu, đặc biệt là buổi tối thường rất nặng, cánh tay và chân phải bị tê, mệt mỏi.

Kiểm tra:

  • Bệnh nhân có độ cong sinh lý cổ bình thường.
  • Cấu trúc cổ bình thường, đốt sống, khớp, khớp mỏm không có hiện tượng xuất hiện gai xương.
  • Đĩa đệm của bệnh nhân tại các tầng C3/4、C4/5、C5/6 bị thoát vị ra phía sau, chèn ép lên màng cứng, ống cột sống không bị hẹp, dây chằng không bị dày lên.

Phân tích:

  • Theo những triệu chứng sơ bộ của bệnh nhân để chấn đoán có thể nhận thấy hiện tượng chèn ép động mạch đốt sống và kích thích dây thần kinh.
  • Tình trạng động mạch của bệnh nhân bị chèn ép dẫn đến co thắt mạch máu, thiếu máu lên não. Triệu chứng điển hình thường là chóng mặt, tê mỏi.
  • Hướng giải quyết: giải quyết tình trạng chèn ép lên động mạch cột sống và dây thần kinh sẽ cải thiện được các triệu chứng đau ở bệnh nhân. Có thể giải quyết bằng vật lý trị liệu bước đầu và theo dõi diễn tiến sức khỏe của bệnh nhân.

Trên đây là một số thông tin bạn cần biết về bệnh án thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ bao gồm những thông tin quan trọng trong bệnh án cũng như một số bệnh án mẫu của các bệnh nhân đã điều trị. Hi vọng với những thông tin hữu ích trên, bạn sẽ có cái nhìn chủ động hơn trong việc bảo vệ sức khỏe cột sống của mình.

❢ Bạn nên tham khảo:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

*