Chào anh/chị. Tôi có nghe nói tới thuốc Glucosamine và Chondroitin có lợi cho người bị đau lưng, đau khớp. Nhưng tôi chưa rõ thuốc Glucosamine và Chondroitin có gì khác nhau? Trong trường hợp nào thì dùng Glucosamine, trường hợp nào thì dùng Chondroitin? Mong anh/chị giải đáp giúp tôi thắc mắc trên. Xin cảm ơn.

(Quý Hùng, Bắc Hải, Tân Bình)

Chào anh

Trước hết, Glucosamine và Chodrotin là các hoạt chất tốt cho sức khỏe chứ không phải là thuốc, không thể sử dụng như thuốc chữa bệnh. Glucosamine và Chondrotin là những dưỡng chất có lợi cho sức khỏe xương khớp, đặc biệt là phần sụn. Ngày nay có rất nhiều sản phẩm trích xuất thành phần Glucosamine và Chondroitin để giúp cải thiện tình trạng xương khớp, nhất là dịch khớp và sụn khớp. Tuy nhiên chưa nhiều người hiểu rõ sự khác biệt của hai loại hoạt chất này. Dưới đây là một số thông tin chúng tôi muốn cung cấp để giúp anh và bạn đọc có thêm cái nhìn về Glucosamine và Chondroitin.

Thuốc Glucosamine và Chondroitin có gì khác nhau?

Glucosamine có tác dụng gì?

Glucosamine là hoạt chất có nhiều nhất trong phần sụn khớp. Hoạt chất này có thể tự tổng hợp trong cơ thể người nhưng ngày càng giảm dần theo độ tuổi. Ngoài ra Glucosamine còn có trong vỏ tôm, vỏ sò,… Tác dụng chính của Glucosamine gồm có:

  • Duy trì các khớp xương và cơ khoẻ mạnh.
  • Làm cho xương khớp có độ dẻo dai nhất định.
  • Giảm nguy cơ mắc các bệnh xương khớp.
  • Giảm tốc độ lão hóa các khớp.
  • Duy trình trạng thái khỏe mạnh, toàn vẹn của cấu trúc, chức năng của sụn.
  • Tối ưu hóa quá tình vận động của các khớp.
  • Bôi trơn cho các khớp, giảm tình trạng khô dịch khớp.
  • Xây dựng cấu trúc khớp xương.

Trong tự nhiên Glucosamine được tìm thấy trong vỏ một số loại giáp xác như tôm, cua, vỏ sò,… Tuy nhiên lượng Glucosamine có trong tự nhiên thường rất ít và khó hấp thụ. Do đó hầu như Glucosamine không được hấp thụ hiệu quả qua con đường dinh dưỡng.

Chondroitin có tác dụng gì?

Chondroitin là một trong những thành phần tự nhiên của sụn với nhiệm vụ chính là lót đệm cho các khớp xương. Trong cơ thể của chúng ta, Chondroitin có một số tác dụng chính như:

  • Ngăn cản những enzyme phá hoại các mô sụn.
  • Giúp phát triển các chất bôi trơn và sự đàn hồi của sụn khớp xương.
  • Mang lại khả năng đàn hồi và sức mạnh cho sụn khớp.
  • Làm giảm các cơn đau do viêm khớp, đau khớp.

Tuy nhiên, Chondroitin khi sử dụng không đúng cách có thể gây ra nguy cơ viêm loét dạ dày và gây ra một số khó chịu cho hệ tiêu hóa của bạn. Ngoài ra còn có một số tác dụng phụ như tiêu chảy, táo bón, rụng tóc, hen suyễn, phù chi dưới, phù mi mắt,… Chondroitin trong tự nhiên có thể được bổ sung từ một số nguồn dinh dưỡng như: mô động vật, sụn, gân động vật,… Tuy nhiên lượng Chondroitin có thể hấp thụ được bằng con đường thực phẩm thường không đáng kể.

Glucosamine

Glucosamine và Chondroitin khác nhau như thế nào?

Về cơ bản Glucosamine và Chondroitin có nhiều đặc điểm tương đồng nhau, tuy nhiên Glucosamine thiên về tác dụng tạo và sửa chữa mô sụn. Trong khi đó thành phần Chondroitin có tác dụng làm cho sụn xương chắc và có tính đàn hồi tốt hơn.

Liều dùng

  • Glucosamine thường được chỉ định sử dụng không quá 1.500mg/ngày.
  • Chondroitin sử dụng không quá 800mg/ngày.

Chống chỉ định

Theo các chuyên gia, Glucosamine không thích hợp cho người dị ứng với tôm, cua, sò, ốc, hải sản. Người nhiễm khuẩn tai – mũi – họng, cảm cúm cũng không nên sử dụng Glucosamine. Thận trong khi sử dụng Glucosamine cho bệnh nhân tiểu đường. Những trường hợp này cần tham khảo ý kiến bác sĩ. Một số bệnh nhân có rối loạn chảy máu cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng Glucosamine.

Đối với Chodroitin, các chuyên gia khuyến cao không được sử dụng cùng với các thuốc chống đông máu, NSAID, các thuốc salicylat,… vì sẽ làm tăng nguy cơ chảy máu cho người sử dụng. Ngoài ra không nên dùng Chodroitin cho phụ nữ có thai, đang cho con bú và những bệnh nhân hen suyễn, ung thư tuyến tiền liệt.

❢ Bạn nên tham khảo:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

*