Trang Chủ » Thoát vị đĩa đệm » Thời điểm để phẫu thuật thoát vị đĩa đệm
Thời điểm để phẫu thuật thoát vị đĩa đệm
Trong các bệnh xương khớp, cột sống, thoát vị đĩa đệm là tình trạng tương đối phổ biến. Bệnh gây chèn ép lên thần kinh và mạch máu cột sống khiến người bệnh gặp khó khăn trong vận động, sinh hoạt. Thời điểm để phẫu thuật thoát vị đĩa đệm thích hợp là vấn đề được rất nhiều bệnh nhân quan tâm.
Thời điểm để phẫu thuật thoát vị đĩa đệm
Khi nào cần phẫu thuật thoát vị đĩa đệm?
Phẫu thuật được xem là giải pháp cuối cùng cho nhiều bệnh lí. Thoát vị đĩa đệm cũng không phải ngoại lệ. Phẫu thuật đồng nghĩa với rủi ro có thể gặp phải những biến chứng trong và sau phẫu thuật. Đổi lại người bệnh có khả năng hết bệnh nếu không gặp biến chứng. Do đó phẫu thuật thoát vị đĩa đệm thường chỉ được thực hiện khi:
- Thoát vị đĩa đệm lồi rất lớn.
- Khối thoát vị đĩa đệm gây ra sự chèn ép trực tiếp vào chùm đuôi ngựa. Qua đó gây ảnh hưởng vận động và cảm giác nghiêm trọng.
- Các phương pháp dùng thuốc hoặc can thiệp vật lí trị liệu không đem lại kết quả khả quan sau 6 tháng.
- Khối thoát vị gây đau quá mức.
- Bệnh nhân có dấu hiệu liệt chi, có thể liệt vĩnh viễn nếu không can thiệp.

Tiến hành phẫu thuật thoát vị đĩa đệm ra sao?
Khi được chỉ định phẫu thuật, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê cho bệnh nhân. Có thể gây tê tại vị trí vết mổ hoặc gây tê tủy sống, gây mê. Bác sĩ sẽ sử dụng những kỹ thuật ít xâm lấn để cắt và đến được vị trí thoát vị. Khối thoát vị sẽ được lấy đi để không còn gây ra sự chèn ép lên dây thần kinh tủy sống cũng như mạch máu.
Trung bình một ca phẫu thuật thường kéo dàu từ 30phút đến vài giờ. Tùy theo vị trí phẫu thuật, trang thiết bị phòng mổ, độ khó của từng ca cũng như khả năng của từng bác sĩ mà thời gian khác nhau. Tuy thời gian mổ không quan trọng bằng kết quả mổ. Nhưng mổ lâu sẽ khiến cho lượng thuốc mê cần thiết nhiều hơn. Thời gian mổ lâu cũng dễ gây ra những nhiễm trùng và biến chứng cho bệnh nhân.
Sau phẫu thuật bệnh nhân cần làm gì
Thời gian hồi phục hoàn toàn của bệnh nhân phẫu thuật thoát vị đĩa đệm tương đối lâu. Khoảng 6 tháng sau phẫu thuật bệnh nhân mới có thể hoàn toàn bình phục.
Tập vật lí trị liệu và điều trị bằng thuốc là những phương pháp tiếp tục được áp dụng sau phẫu thuật cho bệnh nhân.
Khi nào không cần phẫu thuật thoát vị đĩa đệm?
Bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm giai đoạn nhẹ chỉ cần dùng các thuốc giảm đau như paracetamol cùng với một số thuốc chống viêm không chứa steroid,… Bác sĩ cũng có thể hướng dẫn bệnh nhân các bài thể dục, phương pháp vật lí trị liệu giúp hồi phục chức năng vận động. Đây là những biện pháp an toàn hơn so với phẫu thuật và ít tai biến.
Tuy phương pháp dùng thuốc tương đối an toàn hơn so với phẫu thuật vì ít để lại biến chứng. Nhưng phương pháp dùng thuốc thường để lại những tác dụng phụ cho bệnh nhân. Dạ dày, gan, thận,… là những cơ quan bị ảnh hưởng bởi các loại thuốc điều trị.
Ngoài ra bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nhẹ có thể được điều trị bằng sóng laser, sóng radio.
Phẫu thuật đĩa đệm luôn là sự lựa chọn cuối cùng khi tình trạng bệnh tiến triển nặng. Khi các phương pháp điều trị không xâm lấn không đem lại kết quả bác sĩ mới chỉ định phẫu thuật. Chỉ định phẫu thuật thoát vị đĩa đệm được thực hiện khá chặt chẽ để tránh các tai biến nguy hiểm như đau, dính dây thần kinh, liệt, nhiễm trùng thậm chí tử vong. Hi vọng qua bài viết này bạn sẽ biết được thời điểm để phẫu thuật thoát vị đĩa đệm mang lại hiệu quả cao nhất. Chúc bạn có nhiều sức khỏe.
❢ Bạn nên tham khảo:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!