Một trong những dạng thoát vị đĩa đệm gây ảnh hưởng nhiều đến khả năng di chuyển và vận động của bệnh nhân chính là thoát vị đĩa đệm xương chậu. Những ảnh hưởng của thoát vị đĩa đệm xương chậu là gì? Ảnh hưởng của bệnh thoát vị đĩa đệm đến bệnh nhân ra sao? Làm thế nào để điều trị hiệu quả. Dưới đây là một số thông tin mà bạn cần biết về bệnh thoát vị đĩa đệm xương chậu.

Thoát vị đĩa đệm xương chậu là gì?

Thoát vị đĩa đệm xương chậu là dạng thoát vị đĩa đệm xảy ra ở khu vực các đốt sống L5 – S1 và gây ra những cơn đau vùng xương chậu. Lúc này, các nhân nhầy trong đĩa đệm đốt sống L5 – S1 có các thương tổn, dẫn đến rách, nứt và khiến cho nhân nhầy đĩa đệm thoát ra khỏi khu vực bao xơ, đè lên các rễ thần kinh, gây ra tình trạng đau đớn, khó chịu.

Bệnh thoát vị đĩa đệm xương chậu là gì?
Thoát vị đĩa đệm xương chậu là gì?

Ảnh hưởng của thoát vị đĩa đệm xương chậu

Thoát vị đĩa đệm xương chậu thường gây ra nhiều ảnh hưởng về vận động, sinh hoạt hằng ngày. Đặc biệt thoát vị đĩa đệm xương chậu thường gây ra những triệu chứng như:

  • Vận động trở nên khó khăn hơn thường ngày.
  • Bệnh nhân có thể gặp phải cơn đau khi nghiêng người, vận động.
  • Cơn đau tăng cao khi leo cầu thang, đứng, ngồi đột ngột.
  • Khi di chuyển bất ngờ, bệnh nhân thường có cảm giác nhói, đau tê.
  • Bệnh nhân có thể gặp phải những cơn đau lan vùng lưng đến mông, đùi,…
  • Nếu bệnh tiến triển trong thời gian dài, bệnh nhân có thể gặp phải tình trạng liệt.

Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm vùng xương chậu

Thoát vị đĩa đệm nói chung và thoát vị đĩa đệm vùng xương chậu nói riêng thường gặp phải do những nguyên nhân như:

  • Tai nạn lao động, sinh hoạt gây chấn thương xương khớp và gây ra thoát vị đĩa đệm.
  • Tình trạng thoát vị đĩa đệm còn có thể gặp phải nếu bệnh nhân có các thói quen xấu trong sinh hoạt như ngồi không thẳng người, ngồi trong thời gian dài, ít vận động,…
  • Yếu tố thoái hóa khớp theo tuổi tác cũng là một trong những nguyên nhân gây ra thoát vị đĩa đệm ở người cao tuổi.
  • Các yếu tố bẩm sinh tự nhiên như dị tật cũng có thể khiến cho thoát vị đĩa đệm dễ xảy ra hơn.
Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm xương chậu
Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm xương chậu

Điều trị thoát vị đĩa đệm vùng xương chậu

Thoát vị đĩa đệm vùng xương chậu có thể được điều trị bằng các biện pháp bảo tồn hoặc áp dụng phẫu thuật tùy theo tình trạng sức khỏe bệnh nhân. Cụ thể như sau:

  • Điều trị thoát vị đĩa đệm bảo tồn bằng vật lí trị liệu.
  • Điều trị kết hợp với các loại thuốc giảm đau.
  • Điều trị kết hợp với các biện pháp châm cứu, liệu pháp cổ truyền.
  • Điều trị bằng can thiệp phẫu thuật trong trường hợp thoát vị đĩa đệm nặng, khó phục hồi, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe bệnh nhân, nguy cơ liệt và biến chứng cao.

Phòng ngừa bệnh thoát vị đĩa đệm xương chậu như thế nào

Giải pháp phòng ngừa đơn giản nhất cho bệnh thoát vị đĩa đệm xương chậu gồm các giải pháp như:

  • Tích cực vận động và tập thể dục, chơi thể thao thường xuyên để giúp tăng tuần hoàn máu và lưu thông máu tới các mô sụn.
  • Bệnh nhân nên lựa chọn tư thế làm việc, sinh hoạt khoa học để giúp cơ thể không bị đau nhức, giảm nguy cơ thoát vị đĩa đệm xương chậu.
  • Nên kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm 1 lần để đánh giá tình trạng sức khỏe xương khớp.
  • Bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi để giúp xương khớp chắc khỏe.
Phòng ngừa thoát vị đĩa đệm xương chậu
Phòng ngừa thoát vị đĩa đệm xương chậu

❢ Thông tin hữu ích dành cho bệnh nhân:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

*