Thoát vị đĩa đệm độ 2 là giai đoạn nhân nhầy có xu hướng lồi ra theo vị trí vòng xơ bị suy yếu. Vậy thoát vị đĩa đệm độ 2 là do đâu? Điều trị như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Khi cơ thể vận động quá sức hoặc đĩa đệm chịu một lực tác động lớn có thể khiến cho bao xơ bị tổn thương và có nguy cơ rạn rách. Lúc này, các nhân nhầy có xu hướng di chuyển đến vị trí bao xơ bị tổn thương và đợi thoát ra ngoài. Bên cạnh đó thì đĩa đệm cũng bắt đầu phình to và thi thoảng người bệnh sẽ có triệu chứng đau lưng, tê bì chân, cứng khớp, khó di chuyển. Để tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh thoát vị đĩa đệm độ 2, chuyên trang đã có cuộc phỏng vấn và trao đổi trực tiếp với PGS.TS Vũ Thị Thanh Thủy, Nguyên trưởng khoa Cơ Xương Khớp – Bệnh Viện Bạch Mai. Thông tin cụ thể về thoát vị đĩa đệm độ 2 như thế nào, mời các bạn theo dõi thông tin bên dưới.

Thoát vị đĩa đệm độ 2
Thoát vị đĩa đệm độ 2 thường biểu hiện bằng những cơn đau lưng nhẹ, âm ỉ

Bạn đọc nên tìm hiểu thêm: Tìm hiểu về các mức độ thoát vị đĩa đệm hay gặp phải

Tìm hiểu về bệnh thoát vị đĩa đệm độ 2

Thoát vị đĩa đệm độ 2 thuộc giai đoạn nhẹ của bệnh và tương đối dễ điều trị hơn so với độ 3 và 4. Tuy nhiên, đặc điểm phát bệnh của thoát vị đĩa đệm độ 2 thường không rõ nét nên rất dễ bị nhầm lẫn với các triệu chứng đau lưng thông thường. Đa số bệnh nhân thường bỏ qua hoặc chủ quan với các triệu chứng thoát vị độ 1 và 2 nên dẫn đến việc điều trị ngày càng trở nên khó khăn hơn, dễ biến chứng, tiêu tốn rất nhiều tiền của và sức lực. Nếu phát hiện và điều trị thoát vị đĩa đệm độ 2 kịp thời, bệnh vẫn có thể dứt điểm nếu người bệnh thực hiện theo đúng chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Theo một số chia sẻ của tài liệu y khoa, thoát vị đĩa đệm được chia thành 4 cấp độ. Thông thường thoát vị đĩa đệm độ 1, 2 là những trường hợp bệnh mới phát, bao xơ đĩa đệm mới bị tổn thương và chưa bị rách, nhân nhầy cũng chưa thoát được ra ngoài. Nhưng đối với thoát vị đĩa đệm độ 3, 4 thì mức độ bệnh đã trở nên nghiêm trọng, vì lúc này nhân nhầy đã thoát ra ngoài và gây chèn ép tại các rễ thần kinh.

Thoát vị đĩa đệm độ 2 bùng phát với những cơn đau lưng cục bộ kèm theo đó là hiện tượng tê bì chân tay, làm suy giảm chức năng vận động, vận động nhanh tê mỏi do phần chất nhầy tác động trực tiếp lên dây thần kinh. Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến mọi hoạt động của cơ thể do vòng xơ bị rạn và nhân nhầy sẽ dồn sang vị trí bao xơ bị rạn và tạo thành ổ lồi khu trú.

Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm độ 2 có mức độ điều trị khả quan, tỷ lệ thành công sau điều trị rất cao. Vì vậy, ở thời kỳ này người bệnh nên chủ động điều trị tích cực bằng cách thăm khám thường xuyên, tuân thủ nguyên tắc điều trị của bác sĩ chuyên khoa. Bên cạnh đó, mỗi người cần điều chỉnh thời gian sinh hoạt, làm việc sao cho hợp lý để nâng cao hiệu quả điều trị và rút ngắn thời gian cho quá trình điều trị.

Thoát vị đĩa đệm độ 2
Thoát vị đĩa đệm độ 2 chưa làm tràn dịch ra ngoài

Có thể bạn đọc quan tâm: Kết quả xét nghiệm ghi bị thoát vị đĩa đệm độ 2 có nguy hiểm không?

Cải thiện và điều trị thoát vị đĩa đệm độ 2

Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cần khám để xác định mức độ chuyển biến của bệnh. Để từ đó, bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra liệu trình khám chuyên biệt và phù hợp với tình trạng bệnh của mỗi người. Đối với bệnh nhân thoát vị đĩa đệm độ 2, thông thường không được chỉ định điều trị bằng phương pháp phẫu thuật xâm lấn mà sẽ được hướng dẫn điều trị nội khoa bằng cách sử dụng thuốc hỗ trợ điều trị và vật lý trị liệu.

  • Các loại thuốc được sử dụng để cải thiện thoát vị đĩa đệm độ 2 như paracetamol, hapacol,…
  • Điều trị vật lý trị liệu cũng giúp cải thiện tốt hơn tình trạng thoát vị của bệnh nhân. Người bệnh sẽ được hướng dẫn tập luyện đúng cách để không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đĩa đệm.

Đối với những trường hợp can thiệp ngoại khoa không mang lại hiệu quả như mong muốn bệnh nhân sẽ được chỉ định sử dụng thuốc tiêm thấm dẫn xuất của cortisone. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần điều chỉnh chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi như sau:

  • Sống lành mạnh: Bằng cách duy trì chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, duy trì cân nặng bình thường, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao nhẹ nhàng để giúp cho cột sống khỏe mạnh, cơ thể săn chắc.
  • Không nên làm việc quá sức và hạn chế những nguy cơ gây sang chấn trong quá trình lao động. Các chuyên gia cũng khuyến cáo người bệnh không nên vận động thể thao quá mức hoặc quá sức.
  • Giữ tư thế vận động đúng cách: Tư thế ngồi làm việc thẳng lưng, ngồi quá lâu tránh tật gù vẹo cột sống. Với những người thường xuyên lao động nặng thì nên khiêng vác vừa sức, thẳng lưng và nên bê vật gần người nhất.
  • Hạn chế đi giày quá cao hoặc ngồi quá lâu ở một tư thế. Nếu ngồi lâu, để tránh làm căng cứng cơ các bạn có thể ngồi gác chân cao hơn khớp háng một chút và thường xuyên đứng dậy để khởi động các khớp.
Thoát vị đĩa đệm độ 2
Những bài tập phù hợp với bệnh nhân thoát vị đĩa đệm độ 2

Thông tin hữu ích đối với bạn đọc: Tìm hiểu kỹ thuật giảm áp đĩa đệm cột sống bằng laser qua da

Trên đây là một số thông tin về bệnh thoát vị đĩa đệm độ 2. Với những chia sẻ này, chuyên trang hy vọng có thể giúp người bệnh có cách nhìn toàn diện hơn với thoát vị đĩa đệm độ 2. Chúc các bạn sớm thoát khỏi bệnh.

Tuyết Lâm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

*