Trang Chủ » Thoát vị đĩa đệm cổ » Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ C4 C5 C6 C7
Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ C4 C5 C6 C7
Nhiều bệnh nhân sau khi trải qua những cơn đau âm ỉ, khó chịu vùng cổ vai gáy và tiến hành thăm khám thì phát hiện bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ. Trong đó, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ C4 C5 C6 C7 là những dạng phổ biến nhất. Cùng tìm hiểu về căn bệnh này và lắng nghe những lời khuyên hữu ích từ chuyên gia qua bài viết dưới đây.

Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ C4 C5 C6 C7
1.Đại cương
Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm ở các đốt sống cổ thoát ra khỏi vị trí ban đầu. Khi có thoát vị đĩa đệm, phần nhân nhầy sẽ chèn ép các mô, cơ cũng như rễ thần kinh xung quanh, gây ra tình trạng đau nhức và nhiều biến chứng nguy hiểm khác cho sức khỏe.
Thoát vị đĩa đệm cổ chiếm tỷ lệ 36,1% trong số các bệnh lý xương khớp, đứng thứ hai sau thoát vị đĩa đệm đốt sống thắt lưng. Bệnh ảnh hưởng lớn đến chất lượng sống của bệnh nhân cũng như làm giảm năng suất lao động của cá nhân và xã hội. Điều trị và dự phòng thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ đòi hỏi sự kết hợp của nhiều chuyên ngành nội, ngoại khoa, vật lý trị liệu – phục hồi chức năng.
2.Sơ lược giải phẫu, sinh lý cột sống cổ
Trong cơ thể của chúng ta, cột sống có 32 – 33 đốt. Trong đó các đốt sống cổ bao gồm 7 đốt sống được đánh số từ C1 – C7. Y khoa còn gọi đốt C1 là đốt đội và đốt C2 còn gọi là đốt trục.
Phần cột sống cổ của chúng ta thông thường sẽ có đường cong ưỡn ra trước. Phần thân đốt sống có đường kính ngang lớn hơn đường kính trước – sau. Tại mặt trên của thân đốt sống sẽ có hai mỏm móc gọi là “mấu bán nguyệt”, cuống sống tròn và dày, mỏm ngang có lỗ ngang cho động mạch đốt sống đi qua, từ C2. Phần gai sống có cấu tạo tách làm hai củ dài dần từ đoạn C2 – C7. Bên cạnh đó, lỗ đốt sống to dần từ đoạn C1 – C5, sau đó nhỏ dần từ đoạn C6 và C7.
Cấu tạo đĩa đệm
Ở khoảng giữa của các đốt sống từ C2 trở xuống đều có khoảng không gian trống – đây là vị trí của các đĩa đệm đốt sống. Cấu tạo đĩa đệm có độ dày ở phía trước và mỏng lại phía sau. Tổng quan sẽ tạo nên đường cong ưỡn ra trước của cột sống. Phần ngoài của các đĩa đệm này đều có cấu tạo chung là các vòng sợi collagen và nhân nhầy. Mỗi nhân nhầy đốt sống sẽ có chiều cao 3 mm bằng 2/5 chiều cao thân đốt sống. Điều này giúp đảm bảo độ đàn hồi của nhân nhầy đĩa đệm khi chúng ta vận động, qua đó tránh được tình trạng các đốt sống va vào nhau gây đau.
Xung quanh đĩa đệm có hệ thống thần kinh tủy sống chạy dọc theo suốt chiều dài cột sống. Ngoài ra còn có hệ thống dây thần kinh cảm giác chịu kích thích cơ học, hệ thống các dây chằng, bao khớp đốt sống, cùng với các mạch máu nhỏ.
4.Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra do nhiều yếu tố bệnh sinh. Bao gồm:
- Quá trình lão hóa sinh học.
- Đĩa đệm chịu áp lực tải trọng của các tác động vặn xoắn phức tạp trong sinh hoạt của con người.
- Các yếu tố bệnh lý tác động đến đĩa đệm như yếu tố cơ học, chuyển hóa di truyền và miễn dịch.
- Tiến tình diễn tiến hỗn hợp giữa thoái hóa sinh học và bệnh lý đan xen, dẫn đến thoái hóa hỗn hợp dẫn đến rách đứt vòng sợi và gây thoát vị đĩa đệm.
- Tình trạng chấn thương đĩa đệm trong sinh hoạt, thể thao,…
5.Dấu hiệu lâm sàng của thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm thường có những dấu hiệu lâm sàng chính như:
- Hầu hết trường hợp bệnh nhân thoát vị đĩa đệm có dấu hiệu khởi phát từ từ, tiến độ khởi phát chậm. Bệnh nhân thường xuyên đau mỏi, vận động cổ bị hạn chế, đau sau khi ngủ dậy.
- Bệnh nhân cũng có những cơn đau đột ngột sau chấn thương cột sống cổ.
- Tùy thuộc vị trí và giai đoạn thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng đau tại chỗ hoặc lan rộng khác nhau.


6.Chẩn đoán lâm sàng và cận lâm sàng
Chẩn đoán lâm sàng:
- Dấu hiệu đau thường khởi phát sau khi bệnh nhân gặp phải một chấn thương làm gấp mạnh cột sống cổ hoặc những cơn đau có tính chất cơ học khác.
- Bệnh nhân có hội chứng rễ thần kinh cổ, hội chứng tủy cổ hoặc hội chứng cột sống cổ.
- Có dấu hiệu vẹo cột sống cổ.
Chẩn đoán cận lâm sàng:
Bên cạnh chẩn đoán lâm sàng, bệnh nhân chụp X – quang cột sống cổ ở tư thế thẳng hoặc nghiêng chếch 3/4 có thể quan sát được tình trạng thoái hóa cột sống cổ, hẹp khe gian đốt hoặc hẹp lỗ tiếp hợp, gai xương đốt sống.
Bên cạnh X – Quang, một số phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác như chụp tủy cản quang, chụp CT, scanner cột sống cổ, chụp cộng hưởng từ MRI cũng là một trong những phương pháp chẩn đoán có độ chính xác cao.

7.Điều trị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ C4 C5 C6 C7
Có nhiều phương pháp điều trị và ngăn chặn sự tiến triển của thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ C4 C5 C6 C7. Tùy theo tình trạng thoát vị đĩa đệm của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định những phương pháp điều trị phù hợp. Hiện nay có những phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ như:
- Điều trị bằng phương pháp vật lý trị liệu.
- Điều trị bằng các phương pháp điều trị bằng nhiệt như chống co cứng cơ giãn mạch, tăng cường chuyển hóa dinh dưỡng như tắm ngâm suối bùn nóng, đắp Paraphin, sử dụng hồng ngoại, chườm ngải cứu.
- Điều trị bằng laser giúp giảm đau, chống viêm và tái tạo tổ chức tại khu vực thoát vị đĩa đệm.
- Siêu âm làm mềm tổ chức tổn thương xơ sẹo trong sâu, giảm đau, chống viêm, tăng cường chuyển hóa, tăng cường khả năng tái tạo tổ chức.
- Những kỹ thuật kéo giãn cột sống kỹ thuật số tạo điều kiện cho nhân nhầy chuyển dịch hướng tâm trở về vị trí ban đầu và tăng cường chuyển hóa các chất dinh dưỡng vào trong đĩa đệm để giúp tái tạo tổ chức đĩa đệm.
- Phẫu thuật cũng là một trong những phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên đây là phương pháp điều trị thường được cân nhắc rất kỹ trước khi áp dụng. Phẫu thuật thường áp dụng trong những trường hợp bệnh nhân đã bước vào giai đoạn thoát vị đĩa đệm nặng, khó phục hồi, đã áp dụng các phương pháp điều trị bảo tồn nhưng không thành công.
Video hướng dẫn phòng tránh thoát vị đĩa đệm trong sinh hoạt
❢ Bạn nên xem thêm?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!