Thoát vị đĩa đệm là bệnh lí xương khớp gây ra nhiều ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Vậy đó là những ảnh hưởng gì? Bệnh thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không? Phòng ngừa ra sao?
Thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?
Câu trả lời là có! Thoát vị đĩa đệm là bệnh xương khớp nguy hiểm. Bệnh lí này có thể gây ra nhiều ảnh hưởng nếu không can thiệp kịp thời. Có 7 biến chứng nguy hiểm mà bệnh có thể gây ra như:

1. Đau mỏi cột sống
Đây là tình trạng đau rất thường gặp ở bệnh nhân thoát vị đĩa đệm. Bất kỳ vị trí nào của cột sống cổ, cột sống thắt lưng đều có thể gặp phải hiện tượng này.
Những cơn đau mỏi cột sống là hệ quả khi khối đĩa đệm thoát vị chèn ép lên các rễ thần kinh và mạch máu. Điều này khiến bệnh nhân bị đau mỏi cột sống. Khi vận động, sinh hoạt, người bị thoát vị đĩa đệm cũng gặp nhiều trở ngại. Một số trường hợp khi ho, khi hắt hơi, rặn khi đi đại tiện cũng khiến cho cột sống bị đau.
2. Tê bì tay chân
Bên cạnh những cơn đau, tê bì tay chân là tình trạng diễn ra khá thường xuyên và phổ biến. Sự chèn ép các rễ thần kinh cột sống khiến cho các bộ phận được điều khiển bởi những rễ thần kinh này gặp nhiều vấn đề. Tê bì chân tay, cảm giác như kiến bò là một trong số những vấn đề thường gặp nhất bên cạnh cảm giác đau.
3. Thiếu máu lên não
Đi ngang qua cột sống không chỉ có các rễ thần kinh mà còn có hệ thống mạch máu. Khi phần đĩa đệm thoát vị đè lên các vị trí này sẽ khiến cho cơ thể bị thiếu máu lên não. Tình trạng nhẹ có thể bị choáng váng, chóng mặt, mệt mỏi, nhức đầu. Trường hợp nặng có thể bị ngất xỉu.
4. Teo cơ
Tê bì chân tay cùng với sự thiếu máu diễn ra lâu dài có thể khiến cho các cơ bị teo. Cảm giác các cơ yếu đi. Bệnh nhân gặp nhiều khó khăn trong vận động, công việc, sinh hoạt. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn tới rối loạn vận động.
5. Rối loạn vận động
Vận động của cơ thể được điều khiển bởi một loạt các rễ thần kinh truyền tính hiệu, dây chằng, cơ và xương khớp. Do đó khi có bất cứ bất ổn nào tại các khu vực trên đều có thể khiến cho tình khả năng vận động của bệnh nhân gặp nhiều rối loạn.
Khi các rễ thần kinh bị chèn ép, sự truyền dẫn tín hiệu cũng như điều khiển vận động cơ, xương, khớp sẽ có những ảnh hưởng nhất định. Không chỉ gây ra đau đớn khi vận động, quá trình vận động cũng kém linh hoạt, khó khăn.
Một số trường hợp rối loạn vận động gây ra rối loạn co thắt vùng xương chậu. Điều này khiến cho bệnh nhân bị rỉ nước tiểu thụ động hoặc bị bí tiểu. Cơ co thắt tại khu vực này bị rối loạn.
6. Rối loạn cảm giác
Khi các rễ thần kinh không hoạt động ở trạng thái tốt nhất do đĩa đệm chèn ép sẽ khiến cho cảm giác của bệnh nhân bị ảnh hưởng. Tùy vào khu vực tương ứng với rễ thần kinh mà bệnh nhân sẽ có những rối loạn cảm giác khác nhau. Cảm giác nóng, lạnh, bất thường ở tay, chân và các bộ phận khác trên cơ thể báo hiệu tình trạng tổn thương sâu ở rễ thần kinh của bệnh nhân. Trường hợp nặng có thể khiến bệnh nhân mất cảm giác tại một số vùng da ở tay, chân,…
7. Liệt một phần hoặc liệt nửa người
Đây là biến chứng nặng của thoát vị đĩa đệm. Khi bệnh nhân bị đĩa đệm chèn ép tủy sống có thể gây liệt các chi. Nguy hiểm hơn, hiện tượng chèn ép tủy sống có thể gây liệt nửa người, liệt tay chân. Bệnh nhân mất khả năng vận động và lao động, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt và chất lượng sống.
Làm sao để phòng tránh thoát vị đĩa đệm?
Thoát vị đĩa đệm gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe bệnh nhân. Với phương châm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Biện pháp điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả nhất là phòng tránh căn bệnh này xảy ra. Bạn có thể áp dụng một số biện pháp:
- Ngồi, làm việc, mang vác vật nặng đúng tư thế

- Tránh lao động nặng, quá sức và kéo dài.
- Nghỉ ngơi hợp lí, ngủ đủ giấc để cột sống được phục hồi sau quá trình làm việc.
- Rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên để có sức khỏe tốt và cột sống vững chắc.
- Bổ sung chế độ ăn đủ canxi, rau xanh và các khoáng chất.
- Uống đủ nước.
Thoát vị đĩa đệm cột sống là tình trạng bệnh lí xương khớp khá phổ biến trong xã hội hiện nay. Hiểu rõ và phòng chống căn bệnh này là biện pháp hữu hiệu để kiểm soát thoát vị đĩa đệm cho bản thân, gia đình và cộng đồng. Chúc bạn có sức khỏe tốt và tinh thần lạc quan.
❢ Bạn nên tham khảo:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!