Thoát vị đĩa đệm có ảnh hưởng đến sinh sản không ?
Một trong những bệnh lý ảnh hưởng đến vấn đề vận động và sinh hoạt khiến nhiều người lo lắng nhất chính là thoát vị đĩa đệm. Những cơn đau gây ra nhiều khó khăn trong công việc, sinh hoạt và cả vận động. Nhiều bệnh nhân còn lo lắng không biết thoát vị đĩa đệm có ảnh hưởng đến sinh sản không? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về vấn đề này.

Thoát vị đĩa đệm là gì?
Bệnh thoát vị đĩa đệm là gì? Thoát vị đĩa đệm là tình trạng bao xơ đĩa đệm bị thoái hóa. Nhân nhầy trong đĩa đệm dịch chuyển khỏi vị trí ban đầu, đè lên rễ thần kinh cột sống. Tình trạng này khiến bệnh nhân gặp nhiều đau đớn trong sinh hoạt và cuộc sống.
Tùy vào mức độ của bệnh mà bệnh nhân có thể gặp những triệu chứng đau khác nhau. Thường gặp nhất là tê các chi, đau nhức. Những trường hợp nặng còn có thể ảnh hưởng đến vận động của bệnh nhân.
Thoát vị đĩa đệm có ảnh hưởng đến sinh sản không?
Về cơ bản, thoát vị đĩa đệm không gây ra ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của bạn. Tuy nhiên, do ảnh hưởng đến vận động nên bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cũng sẽ gặp một số ảnh hưởng nhất định liên quan đến sinh hoạt vợ chồng.
Những cơn đau thường xuyên có thể khiến cho sinh hoạt vợ chồng đảo lộn, đau nhức, khó chịu. Bệnh nhân từ đó có thể trở nên lãnh cảm, ngại quan hệ tình dục. Từ đó dẫn đến nhiều vấn đề tác động đến hạnh phúc gia đình bạn.
Ảnh hưởng đến quá trình mang thai
Mang thai là một quá trình gây ra nhiều tác động đến vùng cột sống. Những tháng cuối thai kỳ, tình trạng đau nhức càng nhiều hơn do sức nặng chèn ép gây ra.
Chính vì thế, quá trình mang thai đối với bệnh nhân mắc thoát vị đĩa đệm sẽ gặp phải nhiều khó khăn hơn. Những bệnh nhân mang thai khi mắc thoát vị đĩa đệm cần theo dõi sát sao tình trạng bệnh cùng với bác sĩ chuyên khoa xương khớp.
Những giải pháp
Đối với những bệnh nhân thoát vị đĩa đệm, cần chú ý một số vấn đề sau trong sinh hoạt vợ chồng và mang thai:
- Giảm tần suất sinh hoạt vợ chồng. Chú ý tư thế phù hợp để tránh gây đau đớn lên vùng thoát vị.
- Đeo đai lưng để hỗ trợ giảm đau.
- Bổ sung các thực phẩm nhiều canxi để hỗ trợ phục hồi tổn thương.
- Tích cực thăm khám, điều trị, luyện tập bằng các phương pháp khác nhau để lấy lại sức khỏe xương khớp.
- Trước khi có ý định mang thai nên điều trị xong thoát vị đĩa đệm. Điều này giúp cho quá trình mang thai an toàn hơn cũng như tránh được những cơn đau gia tăng do thoát vị đĩa đệm gây ra.
Thoát vị đĩa đệm tuy ảnh hưởng đến khả năng vận động của bệnh nhân nhưng không gây tác động đến khả năng sinh sản của bệnh nhân. Tuy nhiên người bệnh có thể gặp một số khó khăn trong sinh hoạt vợ chồng và mang thai. Điều trị sớm thoát vị đĩa đệm sẽ giúp bạn cải thiện chất lượng sống tốt hơn. Chúc bạn sớm khỏi bệnh.
❢ Bạn nên tham khảo:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!