Trang Chủ » Bệnh xương khớp khác » Thoát vị bẹn ở trẻ em có nguy hiểm không ?
Thoát vị bẹn ở trẻ em có nguy hiểm không ?
Thoát vị bẹn là một trong những bệnh lý không khó điều trị ở trẻ em. Tuy nhiên nếu không phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách có thể gây ra biến chứng cho trẻ. Vấn đề đáng lưu tâm này sẽ được đề cập trong bài viết dưới đây. Bạn đọc có thể tham khảo để có thêm cho mình những kinh nghiệm hữu ích về vấn đề này.
Thoát vị bẹn ở trẻ em là gì?
Khi phôi thai ở tháng thứ 7 của thai kỳ, tinh hoàn sẽ di chuyển xuống bìu kéo theo nếp phúc mạc. Qua đó tạo thành ống phúc tinh mạc – là một túi dạng ống. Thông thường, khi trẻ sinh ra, ống này sẽ đóng lại. Tuy nhiên, nếu như ống này không đóng lại, các cơ quan trong ổ bụng có thể lọt xuống ống này. Từ đó tạo thành khối phồng tại vùng bẹn của trẻ. Ruột là bộ phận thường thoát vị nhiều nhất. Tình trạng này gọi là thoát vị bẹn ở trẻ em trai, thoát vị ống nuck ở trẻ em gái.
Tỉ lệ này thường không cao, thường từ 0,8 – 4,4% trẻ sơ sinh gặp phải vấn đề này. Đối với trẻ sinh non, trẻ em trai, tỉ lệ mắc bệnh cao hơn. Tỉ lệ thoát vị ở bên bẹn phải thường gặp hơn bẹn trái. Đôi khi thoát vị bẹn cũng có thể xảy ra ở 2 bên.
Bệnh thoát vị bẹn ở trẻ em có nguy hiểm không?
Thoát vị bẹn ở trẻ em vốn là bệnh lý bẩm sinh. Khi phát hiện được cần can thiệp để tránh những ảnh hưởng xấu như:
- Nghẹt ruột, hoạt tử ruột nếu không phẫu thuật kịp lúc.
- Đôi khi ảnh hưởng đến buồng trứng (đối với trẻ em gái).
- Tinh hoàn bị tổn thương (ở bé trai) do các mạch máu bị chèn ép khi xảy ra thoát vị.
Dấu hiệu thoát vị bẹn ở trẻ em
Khi trẻ có thoát vị bẹn, vùng gần bìu ở trẻ em trai và gần âm môi ở trẻ em gái sẽ có khối phồng. Khối này sẽ to hơn khi bé vận động mạnh, chạy nhảy, rặn khi đại tiện, khóc,… Đôi khi khối thoát vị có thể chui lại vào ổ bụng khi bé nằm, ngủ,… Lúc này vùng thoát vị trở lại bình thường. Ngoài ra, một số khối thoát vị có thể căng cứng và thấy rõ, không phập phồng hay xẹp xuống.
Khi chạm vào khối thoát vị, bé có cảm giác đau. Ngoài ra bé sẽ bứt rứt, khó chịu, bỏ bú, nôn ói, quấy khóc,…
Điều trị thoát vị bẹn ở trẻ em
Mổ phẫu thuật thoát vị bẹn ở trẻ em là biện pháp duy nhất để giải quyết tình trạng thoát vị bẹn ở trẻ em. Thông thường vết mổ khoảng 3 – 4 cm dọc theo vùng gấp bẹn. Do đó khi lành thường khó phát hiện ra, đảm bảo được thẩm mỹ cho bệnh nhân. Sau khoảng 1 tuần vết mổ sẽ lành và được cắt chỉ.
Lời kết
Thoát vị bẹn ở trẻ em là tình trạng bệnh lý có thể gây ra nhiều ảnh hưởng cho trẻ nếu không phẫu thuật kịp thời. Do đó khi phát hiện được các dấu hiệu bất thường nêu trên, phụ huynh cần cho trẻ thăm khám và điều trị kịp thời để tránh các biến chứng không mong muốn.
❢ Bạn nên tham khảo:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!