Sau khi mổ thoát vị đĩa đệm mất bao lâu để bình phục hoàn toàn?
Sau khi điều trị thoát vị đĩa đệm nói riêng và các bệnh xương khớp nói chung, bệnh nhân cần có một thời gian nghỉ ngơi để phục hồi sức khỏe. Thời gian này tùy thuộc khá nhiều vào loại bệnh, mức độ thương tổn và tình trạng sức khỏe của từng bệnh nhân. Sau khi mổ thoát bị đĩa đệm, bệnh nhân mất bao lâu để bình phục hoàn toàn. Nếu chưa rõ về vấn đề này, bạn có thể tham khảo một số thông tin dưới đây.

Mổ thoát vị đĩa đệm mất bao lâu để bình phục
Theo Thạc sĩ – bác sĩ Trần Quốc Khánh – Khoa Phẫu thuật cột sống-Viện Chấn thương chỉnh hình – BV Hữu Nghị Việt Đức, sau khi mổ thoát vị đĩa đệm, bệnh nhân thường trải qua nhiều giai đoạn để có thể phục hồi sức khỏe. Cụ thể như:
1.Giai đoạn 24 – 48 giờ đầu
Đây giai đoạn cần hạn chế vận động để vết mổ được ổn định. Bên cạnh đó, nếu bệnh nhân mổ thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ thì cần sử dụng thêm nẹp bất động đốt sống cổ (colier/collar).
Trong giai đoạn này, vị trí phẫu thuật còn rất yếu, bệnh nhân cần có người hỗ trợ. Một số trường hợp bệnh nhân sau mổ thoát vị đĩa đệm được chỉ định nằm vệ sinh tại chỗ có người trợ giúp, tránh vận động để không ảnh hưởng đến vết mổ. Trong 24 giờ đầu, bệnh nhân cũng cần tránh xoắn vặn cơ thể, hạn chế xoay, vặn người.
Bệnh nhân trong thời gian này có thể có dịch và máu rỉ ra qua vết mổ. Sau 48 giờ thường không còn dịch chảy ra. Nếu sau thời gian này mà bệnh nhân vẫn còn rỉ dịch hoặc máu thì cần thông báo ngay với phẫu thuật viên hoặc nhân viên y tế nhằm đánh giá lại tình trạng vết mổ để loại trừ những nguyên nhân chảy máu, rò dịch não tủy hoặc xem xét nguy cơ nhiễm trùng.
2.Giai đoạn 4 – 5 ngày đầu sau khi mổ
Giai đoạn sau khi mổ thoát vị đĩa đệm 4 – 5 ngày là quãng thời gian mà cơ thể bắt đầu quá trình phục hồi vết mổ. Ở giai đọan này, bác sĩ thường giữ bệnh nhân lại bệnh viện đến khi vết mổ có dấu hiệu ổn định và an toàn để xuất viện. Điều này giúp bác sĩ có thể đánh giá được một cách chắc chắn hơn những nguy cơ có thể xảy ra sau khi mổ thoát vị đĩa đệm, đặc biệt là nguy cơ nhiễm trùng sau mổ.
Trong thời gian sau mổ, bác sĩ cũng có thể chỉ định bệnh nhân dùng một số loại thuốc giảm đau nếu gặp phải tình trạng đau quá mức. Khi vết thương bắt đầu ổn định, không có các dấu hiệu nhiễm trùng và bất thường, bạn có thể được chỉ định xuất viện.

3.Giai đoạn 4 – 6 tuần sau mổ
Đây là giai đoạn cần thiết để bệnh nhân có thể hồi phục. Ở một số bệnh nhân có thể trạng không được tốt hoặc bệnh nhân mổ laser thì thời gian có thể lâu hơn 6 tuần.
Bệnh nhân trong giai đoạn này có thể tập các bài tập nhẹ nhàng để cải thiện sức khỏe xương khớp. Bên cạnh đó bệnh nhân cũng cần theo dõi thường xuyên tình trạng sức khỏe cho đến khi bình phục. Nếu có các dấu hiệu bất thường cần thông báo ngay cho bác sĩ. Thông thường, nếu quá trình hồi phục tích cực, bệnh nhân có thể bình phục hoàn toàn trong vòng từ 6 tháng đến 1 năm.

4.Giai đoạn tháng thứ 3 – tháng thứ 6 sau mổ
Bệnh nhân có thể chơi được các môn thể thao nhẹ, đạp xe, bơi lội, lái xe ô tô,… sau khoảng 3 tháng. Sau 6 tháng nếu cột sống ổn định và không có dấu hiệu nào bất thường bạn có thể chơi hầu hết các môn thể thao trừ những bộ môn mạnh như chạy nhanh, leo núi, đá bóng, bóng bầu dục, bóng chày,…

Lưu ý dành cho bệnh nhân
- Giai đoạn đầu sau khi mổ cần chú ý thay băng 2 ngày/lần. Những vết mổ lớn, thấm dịch nhiều,… có thể có chỉ định thay băng riêng. Thông thường sau mổ từ 7 – 10 ngày sẽ cắt chỉ.
- Trường hợp sau xuất viện, bệnh nhân có dấu hiệu chảy dịch sưng tất vết mổ muộn sau 1 – 2 tháng.
- Chú ý một số tác dụng phụ không mong muốn đến từ thuốc mê sau phẫu thuật như rét run, đau đầu, mạch nhanh. Cần chú ý theo dõi sát, thở oxy hỗ trợ cũng như áp dụng các biện pháp giảm đau.
- Chú ý theo dõi tình trạng trướng bụng sau mổ. Nếu có tình trạng bụng trướng căng, gõ vang gây tức thở, khó chịu,… cần thông báo ngay cho bác sĩ.
- Bệnh nhân sau mổ và đã dừng tiêm tĩnh mạch có thể bắt đầu uống nước và dùng các thức ăn lỏng nhẹ nhàng. Sau đó tăng dần các loại thức ăn để đảm bảo đủ dưỡng chất. Không cần ăn kiêng. Chú ý dùng thức ăn giàu đạm, rau, chuối chín, khoai lang luộc, bổ sung nhiều nước, protein,…
- Một số bệnh nhân sau phẫu thuật có thể được chỉ định dùng nẹp hỗ trợ cột sống.
- Chú ý vận động nhẹ nhàng, tránh ngủ trên võng, ghế sofa, không được mang đồ nặng, hạn chế cúi người, không ngồi bệt xếp chân vòng tròn.

❢ Bạn nên xem thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!