Trang Chủ » Thoát vị đĩa đệm » Một số rủi ro khi phẩu thuật thoát vị đĩa đệm
Một số rủi ro khi phẩu thuật thoát vị đĩa đệm
Phẫu thuật là phương pháp điều trị luôn đi kèm với các rủi ro. Chính vì vậy, phẫu thuật thoát vị đĩa đệm chỉ được áp dụng như một phương pháp điều trị sau cùng khi mà các phương án điều trị khác tỏ ra không còn hiệu quả. Dưới đây là một số rủi ro khi phẩu thuật thoát vị đĩa đệm mà bạn cần biết.

Phẫu thuật là biện pháp cuối cùng trong điều trị thoát vị đĩa đệm
Đối với bệnh nhân mắc thoát vị đĩa đệm, ưu tiên từ các bác sĩ thường là điều trị bằng các phương pháp không xâm lấn. Các phương pháp thường được áp dụng trong điều trị là:
- Dùng thuốc.
- Tập luyện các bài tập vật lý trị liệu: kéo cột sống, xoa bóp, bài tập giãn cơ, chườm nóng, chườm lạnh, thủy lực,…
- Kết hợp chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi.
Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm giai đoạn nhẹ độ 1 và 2 thường được chỉ định điều trị bằng các phương pháp này. Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm thường chỉ áp dụng cho bệnh nhân thoát vị nặng và có nguy cơ biến chứng nguy hiểm.
Tham khảo: Thoát vị đĩa đệm thắt lưng khi nào nên mổ ?
Một số rủi ro khi phẩu thuật thoát vị đĩa đệm?
Trước các cuộc phẫu thuật, bác sĩ cần hội chẩn để đánh giá các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình phẫu thuật trước khi tiến hành. Phẫu thuật thành công sẽ giúp lấy lại vận động cho bệnh nhân, giúp bệnh nhân thoát khỏi đau đớn và ngăn ngừa các biến chứng mà nguy hiểm nhất là liệt.
Tuy nhiên, đi kèm với những mặt tích cực trên là một số rủi ro khi tiến hành phẫu thuật. Thường gặp nhất trong phẫu thuật thoát vị đĩa đệm là các rủi ro như:
- Mất máu, chảy máu khó kiểm soát, xuất huyết trong.
- Nhiễm trùng sau khi mổ.
- Các rễ thần kinh xung quanh vị trí mổ bị tổn thương và gây đau đớn kéo dài cho bệnh nhân.
- Bệnh nhân bị mất kiểm soát co thắt cơ, ảnh hưởng đến tình trạng đại tiện, tiểu tiện sau khi mổ.
Tham khảo chi tiết: Nguyên tắc phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Mức độ thành công khi phẫu thuật thoát vị đĩa đệm có cao không?
Thông thường, sau phẫu thuật sẽ có trên 90% bệnh nhân được phẫu thuật thành công. Sau khi phẫu thuật, số bệnh nhất tái phát các vấn đề thoát vị đĩa đệm tại vị trí mổ hoặc các vị trí khác chiếm khoảng 10%. Khoảng 80% bệnh nhân sau mổ thoát vị đĩa đệm lấy lại được cuộc sống và sinh hoạt bình thường nếu áp dụng tốt các biện pháp duy trì cuộc sống và sinh hoạt lành mạnh.
Sau phẫu thuật, bệnh nhân thường được bác sĩ khuyên áp dụng một số lưu ý sau:
- Tránh các hoạt động mạnh trong thời gian 6 tháng sau khi mổ.
- Nghỉ ngơi và chăm sóc sức khỏe từ 3 – 6 tháng sau phẫu thuật.
- Không tiếp tục các công việc có tính chất nặng nhọc sau phẫu thuật để tránh tái phát bệnh.
- Thực hiện các bài tập theo hướng dẫn của bác sĩ để cải thiện sức khỏe xương khớp.
- Kết hợp chế độ dinh dưỡng khoa học và phù hợp với thể tạng bệnh nhân.
Tham khảo chế độ dinh dưỡng sau phẫu thuật: Sau khi mổ thoát vị đĩa đệm nên ăn gì cho mau khỏe ?

Có thể nói rủi ro là vấn đề luôn đi kèm trong bất cứ phẫu thuật nào. Tuy nhiên tỷ lệ thành công sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cũng rất cao. Bệnh nhân cần hợp tác tốt với bác sĩ để thuận lợi hơn trong quá trình phẫu thuật, tích cực luyện tập và giữ gìn sức khỏe sau phẫu thuật để đạt kết quả tốt nhất.
Chúc bạn có nhiều sức khỏe và sớm điều trị khỏi bệnh.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!