Trang Chủ » Thoát vị đĩa đệm » Quy trình mổ nội soi chữa thoát vị đĩa đệm
Quy trình mổ nội soi chữa thoát vị đĩa đệm
Phẫu thuật nội soi chữa thoát vị đĩa đệm là phương pháp đã được sử dụng phổ biến trên thế giới và hiện đang được thực hiện tại nhiều bệnh viện ở Việt Nam để chữa trị cho các trường hợp bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Phương pháp này hiện được đánh giá rất tốt, mang lại hiệu quả điều trị cao và khắc phục được những hạn chế của phương pháp cũ. Dưới đây là các thông tin về quy trình thực hiện mổ nội soi chữa thoát vị đĩa đệm để người bệnh hiểu rõ hơn về phương pháp này.

Phương pháp phẫu thuật nội soi chữa thoát vị đĩa đệm
Phẫu thuật nội soi chữa thoát vị đĩa đệm cột sống đã được áp dụng từ năm 1931 bởi tác giả Burman ở NewYork. Sau đó phương pháp này đã được phát triển và áp dụng phổ biến hiện nay trên khắp thế giới. Tại Việt Nam, phương pháp này đã được ứng dụng từ năm 2007 cho nhiều ca bệnh mang lại hiệu quả khả quan giúp phục hồi đáng kể tình trạng bệnh và ngăn chặn biến chứng xảy ra.
Phương pháp mổ nội soi sử dụng đường dẫn can thiệp lấy tất cả các thoát vị đĩa đệm cả nhân đã vỡ và di dời trong ống sống thông qua camera quan sát. Phương pháp này được áp dụng cho các trường hợp thoát vị thể lỗ liên hợp, ngoài lỗ liên hợp, thể trung tâm lệch bên, không có hẹp ống sống kèm theo, không mất vững cột sống.
Quy trình mổ thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp nội soi
Chuẩn bị dụng cụ và hướng dẫn bệnh nhân:
Trước khi thực hiện các bước phẫu thuật mổ nội soi cho bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm cần chuẩn bị sẵn các dụng cụ cần thiết và bệnh nhân như sau:
- Dụng cụ cần thiết gồm: kim dẫn đường và canuyl để luồn vào theo, màn hình quan sát, dụng cụ mài xương, thăm rễ và lấy đĩa đệm, dao đốt lưỡng cực.
- Bệnh nhân: trước khi thực hiện phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được giải thích trước về các bước, yêu cầu cần làm và chuẩn bị tâm lý. Để chuẩn bị phẫu thuật, người bệnh ở tư thế nằm nghiêng hoặc nằm sấp sao cho thuận lợi thực hiện các thao tác.

Quy trình kỹ thuật mổ nội soi lấy đĩa đệm thắt lưng
Xác định điểm vào
Bước này rất quan trọng. Các bác sĩ sẽ xác định điểm vào sao cho ống nội soi vào được ống sống không quá gần và cũng không quá xa thuận lợi cho việc phẫu thuật. Điểm vào được xác định là điểm giao giữa 2 đường thằng gồm một đường song song với cột sống và cách đường gai sống 13 – 14cm, đường thằng còn lại được xác định thông qua kim kischner đặt phía bên của bệnh nhân chụp lại thấy song song với khe đĩa đệm cần phẫu thuật.
Chọc kim vào đĩa đệm
Dùng kim dẫn đường để chọc vào đĩa đệm theo hướng chéo, bơm thuốc cản quang vừa gây tê và vừa dẫn đường cho các dụng cụ khác. Ngay tại chỗ chích kim sẽ rạch một đường khoảng 7mm và một đường hầm được mở thông từ ngoài vào đĩa đệm. Ở đầu kim có gắn camera để quay và chụp lại xem kim đã vào đúng đĩa đệm chưa.
Nong vết mổ
Trên kim dẫn đường có gắn sẵn hệ thống ống nong các dụng cụ cắt, gắp đĩa đệm hoặc làm tan rã bằng điện cao tần để loại bỏ nhân đĩa đệm.
- Làm rộng phần bờ trên lỗ liên hợp
- Lắp đặt hệ thống Canule, kiểm tra vị trí ống canule trên C-arm
Điều chỉnh hệ thống nội soi
Dựa trên vị trí và vùng thoát vị đĩa đệm để xác định độ sâu và hướng của canule, yêu cầu ống nội soi phải nằm phía trên khối thoát vị mới có thể lấy đĩa đệm ra được. Các trường hợp ống nội soi ở các trị trí khác phải điều chỉnh canule hướng theo khối thoát vị mới lấy ra được.
- Lắp đặt hệ thống nội soi, đường camera, đường nước vào và ra, chỉnh màn hình nội soi.
- Phẫu thuật nội soi lấy đĩa đệm thoát vị
Điều chỉnh hướng của đầu canule ở lỗ liên hợp và quan sát qua camera được gắn trên đầu soi để xác định khối thoát vị. Để thuận lợi, trước đó các bác sĩ sử dụng chất nhuộm màu xanh lẫn với thuốc cản quang sẽ dễ dàng quan sát và lấy nhân thoát vị đĩa đệm. Thuốc này không ngấm vào tổ chức thần kinh nên không gây ảnh hưởng.
Kiểm tra rễ, sự di động của rễ và triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân
Vì trong quá trình mổ bệnh nhân vẫn tỉnh và có thể có cảm giác bị tê chân hoặc đau chân nên cần kiểm tra, quan sát triệu chứng.
Sau khi mổ xong, bệnh nhân nằm ở tư thế gác cao chân và nghỉ ngơi. Sau đó 1 ngày thì có thể đi lại và xuất viện.
Phương pháp này hiện đang được áp dụng phổ biến và cho thấy kết quả khả quan, cải thiện đáng kể tình trạng bệnh thoát vị đĩa đệm, thời gian phục hồi nhanh và giảm biến chứng.
❢ Bạn nên tham khảo:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!