Phẫu thuật nẹp vít cột sống lưng là sao, có biến chứng gì không?
Chào chuyên mục, tôi muốn hỏi phẫu thuật nẹp vít cột sống lưng là sao? Ba tôi được chỉ định nẹp vít cột sống do chấn thương sau ngã xe. Tuy nhiên nhà tôi có nhiều người không đồng ý, sợ sau khi thực hiện sẽ có biến chứng. Tôi thì lo lắng không biết xử lí như thế nào? Mong chuyên mục cho tôi lời khuyên.
(Đức Mạnh)

Phẫu thuật nẹp vít cột sống lưng là sao?
Chào anh
Phẫu thuật nẹp vít cộng sống lưng – TLIF (Transforaminal Lumbar Interbody Fusion) là một trong những phương pháp thường được sử dụng trong điều trị chấn thương chỉnh hình.
Phương pháp phẫu thuật nẹp vít cột sống lưng là một trong những phương pháp thường được sử dụng trong điều trị các vấn đề sức khỏe cột sống như:
- Điều trị cho bệnh nhân rối loạn cơ học do thoát vị đĩa đệm hoặc dây chằng, rối loạn khớp bị thương tổn và không hoạt động ổn định.
- Điều trị các trường hợp rối loạn phát triển và bất thường trong cấu tạo và phát triển xương.
- Điều trị các chấn thương cột sống, mô mềm và các cấu trúc dây thần kinh.
- Điều trị trong những trường hợp chỉnh hình cột sống.
Quy trình thực hiện phẫu thuật nẹp vít cột sống lưng
Quá trình thực hiện phẫu thuật nẹp vít cột sống lưng được tiến hành theo các bước sau:
- Bác sĩ xác định vị trí đau của bệnh nhân và thực hiện một số xét nghiệm cần thiết trước khi tiến hành phẫu thuật.
- Sau khi xác định đúng vị trí, bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ vào vị trí cần tiến hành phẫu thuật.
- Bác sĩ chuẩn bị ốc vít và thanh kim loại để cố định vào mặt sau đốt sống cần điều trị.
- Các mảnh vỡ của xương, đĩa đệm,… cũng sẽ được lấy bớt ra ngoài. Một phần xương mới sẽ được ghép vào khoảng trống để lại và cố định chặt dọc phía sau đốt sống.
- Phần xương ghép sẽ được liền sẽ gắn chặt phần đốt sống phía trên và phía dưới, tạo nên đốt xương dài.

Ưu điểm phẫu thuật nẹp vít cột sống lưng
Trong phẫu thuật nẹp cột sống truyền thống (PLIF), tỷ lệ thành công của ca phẫu thuật từ 60 – 70%. Hiện nay, phẫu thuật nẹp vít cột sống lưng có thể đạt tỷ lệ thành công khoảng 95%. Đây là một ưu điểm lớn của phương pháp điều trị này. Ưu điểm của phương pháp này là chỉ cần lấy ra một phần xương mà không gây những tác động đến dây thần kinh của bệnh nhân.
Biến chứng sau phẫu thuật nẹp vít cột sống lưng
Tương tự như nhiều phẫu thuật khác, sau phẫu thuật nẹp vít cột sống lưng, bệnh nhân cũng có thể gặp phải một số biến chứng nhất định. Mặc dù tỉ lệ biến chứng hiện nay là rất thấp do các kỹ thuật điều trị đã được nâng cao tuy nhiên vẫn có khả năng xảy ra. Tỷ lệ biến chứng sau phẫu thuật nẹp vít cột sống lưng là < 5%, tỷ lệ tử vong không mong muốn là 0,06% (thường liên quan đến gây mê, bệnh nhân có tiền sử mắc các bệnh tiểu đường, tim mạch, huyết áp,…). Thông thường có một số biến chứng thường gặp phải trong quá trình phẫu thuật nẹp vít cột sống lưng như:
- Biến chứng nhiễm trùng vết mổ nông. Biến chứng này chiếm tỉ lệ từ 0,9 – 5%, nguy cơ biến chứng cao hay thấp sẽ phụ thuộc nhiều vào lứa tuổi. Ngoài ra, những bệnh nhân dùng steroid kéo dài, người mắc bệnh béo phì,… sẽ có tỉ lệ biến chứng cao hơn so với những bệnh nhân bình thường.
- Gặp khó khăn trong vận động sau mổ. Biến chứng này chiếm từ 1 – 8% bệnh nhân phẫu thuật nẹp vít cột sống lưng.
- Biến chứng thủng màng cứng, chiếm tỉ lệ khoảng 0,3 – 13% trường hợp bệnh nhân phẫu thuật nẹp vít cột sống lưng. Đối với những trường hợp mổ từ lần thứ hai trở lên, nguy cơ có thể tăng lên khoảng 18%.
- Nguy cơ rò dịch tủy khoảng 0,1%.
- Nguy cơ tái phát thương tổn tại vị trí đã thực hiện phẫu thuật 4%.
- Sau phẫu thuật 10 năm có khoảng 14% bệnh nhân tái phát các thương tổn trên nền vị trí đau.
Hiện nay, phẫu thuật nẹp vít cột sống lưng đã có những cải tiến nhất định, nguy cơ bệnh nhân tái phát các thương tổn cũng được kéo giảm đáng kể, tỷ lệ thành công rất cao. Tuy nhiên hầu hết các phẫu thuật đều có nguy cơ biến chứng. Trong trường hợp người thân của bạn cần thực hiện phẫu thuật, bạn nên trao đổi với bác sĩ để đi đến thống nhất chung về hướng điều trị, nhằm đem lại hiệu quả điều trị khả quan nhất cho bệnh nhân. Chúc bạn có nhiều sức khỏe.
❢ Bệnh nhân mắc bệnh xương khớp nên biết:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!