Trang Chủ » Thoát vị đĩa đệm cột sống » Nguyên tắc phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Nguyên tắc phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm là phương pháp can thiệp xâm lấn tại khu vực đốt sống xảy ra tình trạng thoát vị đĩa đệm.Tương tự như các thủ thuật xâm lấn khác, phẫu thuật thoát vị đĩa đệm có những nguyên tắc riêng để đảm bảo kết quả điều trị cũng như an toàn cho bệnh nhân. Nguyên tắc phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là gì? Có gì đáng chú ý?
Thoát vị đĩa đệm là gì?
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng đĩa đệm bên trong các đốt sống dịch chuyển ra khỏi vị trí ban đầu. Tình trạng này thường xảy ra do các tác nhân sang chấn hoặc trên nền đĩa đệm bị thoái hóa, nứt rách bao xơ đĩa đệm. Khi bao xơ bị rách, nứt, nhân nhầy sẽ thoát ra ngoài gây chèn ép lên rễ thần kinh tủy sống khiến bệnh nhân có cảm giác đau đớn.
Những nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm thường xảy ra khi bệnh nhân gặp phải một số tình trạng sau:
- Người cao tuổi, sức khỏe xương khớp suy giảm đáng kể.
- Người có tiền sử bệnh loãng xương, thoái hóa cột sống và các bệnh lý xương khớp, cột sống khác.
- Bệnh nhân điều trị các bệnh nặng như ung thư, chịu tác dụng phụ của các thuốc gây ảnh hưởng đến xương.
- Người gặp phải sang chấn và tổn thương trong quá trình luyện tập.
- Những người có công việc phải đứng hay ngồi lâu khiến cho đĩa đệm chịu áp lực lớn. Lâu ngày tình trạng này sẽ khiến bao xơ bị tổn thương.
Triệu chứng thường gặp khi bị thoát vị đĩa đệm
Bệnh nhân mắc phải thoát vị đĩa đệm thường có một hoặc nhiều triệu chứng dưới đây:
- Đau vùng lưng, lan xuống mông.
- Tay chân tê yếu.
- Thường bị căng cơ, chuột rút. Đặc biệt là các cơ vùng thắt lưng.
- Cơn đau lan xuống chân, đau thần kinh tọa.
Hầu hết triệu chứng thoát vị đĩa đệm đều diễn ra tương đối chậm. Những cơn đau cũng tăng dần mức độ. Khi có các triệu chứng này bạn cần thăm khám sớm để việc điều trị diễn ra hiệu quả hơn.
Nguyên tắc trong phẫu thuật điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống lưng
Phẫu thuật đồng nghĩa với tỉ lệ rủi ro và tai biến có thể xảy ra. Trong phẫu thuật thoát vị đĩa đệm, tỉ lệ phẫu thuật thành công tương đối cao, đạt trên 90%. Tuy vậy, phẫu thuật là biện pháp được bác sĩ hạn chế chỉ định nếu vẫn còn các biện pháp thay thế. Có thể nói đây là biện pháp can thiệp sau cùng trong điều trị thoát vị đĩa đệm.
Trong chỉ định điều trị thoát vị đĩa đệm thường tuân theo các nguyên tắc sau:
- Phải điều trị trước bằng các phương pháp không xâm lấn như vật lý trị liệu, tiêm màng cứng, điều trị bằng thuốc từ 6 – 12 tuần và theo dõi kết quả. Nếu không có tiến triển mới chỉ định phẫu thuật.
- Trong 6 tuần điều trị không xâm lấn, ác phương pháp điều trị hướng đến giảm đau, giảm triệu chứng cho bệnh nhân. Từ đó hướng đến hồi phục dần tình trạng thoát vị. Quá trình này được theo dõi thường xuyên để xem xét mức độ hồi phục của bệnh nhân.
- Với trường hợp thoát vị nhẹ, bệnh nhân có khả năng hồi phục bằng các phương pháp không xâm lấn. Bác sĩ sẽ chỉ định các bài thể dục nhẹ và vật lý trị liệu phục hồi.
- Phẫu thuật ngoại khoa chỉ áp dụng cho những trường hợp không có tiến triển sau thời gian điều trị bằng các phương pháp không xâm lấn, bệnh nhân có dấu hiệu nặng hơn, đau quá mức,… Lúc này phẫu thuật sẽ được chỉ định để giải phóng rễ thần kinh khỏi ảnh hưởng của khối nhân nhầy thoát vị tác động lên.
Lời kết
Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm là phương pháp cuối cùng để can thiệp đối với bệnh nhân thoát vị. Để đảm bảo an toàn và tránh những biến chứng không mong muốn, có những nguyên tắc trong phẫu thuật thoát vị cần chú ý trước khi tiến hành phẫu thuật. Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức hữu ích về bệnh lý xương khớp này. Chúc bạn có nhiều sức khỏe.
Bạn nên tham khảo:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!