Cột sống của bạn rất quan trọng đối với sức khỏe. Bất cứ vấn đề nào ảnh hưởng đến cột sống cũng rất dễ khiến cho vận động và sức khỏe của người bệnh bị ảnh hưởng nặng. Xẹp đĩa đệm cột sống là bệnh lý đang có dấu hiệu gia tăng gần đây, gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình hình sức khỏe xương khớp trong cộng đồng.

Nguyên nhân và triệu chứng xẹp đĩa đệm cột sống-11
Xẹp đĩa đệm cột sống gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe.

Bệnh xẹp đĩa đệm cột sống là gì?

Thông thường, giữa 2 đốt sống trên cơ thể đều có một đĩa đệm. Khi cơ thể chúng ta vận động, đĩa đệm sẽ giúp cơ thể hoạt động êm ái hơn, các đốt xương không bị va vào nhau. Đĩa đệm cũng giúp phân tán tốt các lực tác động vào đốt sống, giúp các đốt sống được bảo vệ tối ưu.

Khi đĩa đệm thương tổn và bị mất nước, đĩa đệm sẽ có dấu hiệu xẹp lại. Độ mềm mại của đĩa đệm cũng không còn bình thường. Chính điều này gây ra những cơn đau dữ dội cho bệnh nhân. Đây là một trong các vấn đề về xương khớp tương đối phổ biến gây ra nhiều ảnh hưởng cho bệnh nhân về sinh hoạt, lao động và cuộc sống.

Xẹp đĩa đệm cột sống có những triệu chứng gì?

Về cơ bản, xẹp đĩa đệm cột sống có các dấu hiệu khá giống các bệnh xương khớp khác. Tuy nhiên đặc trưng của bệnh là những cơn đau đột ngột. Điều này xảy ra do các đốt sống chạm vào nhau gây đau vì đĩa đệm bị xẹp sẽ giảm rất nhiều tác dụng phân tách và bảo vệ giữa 2 đầu đốt sống.

Bạn nên cảnh giác khi có các dấu hiệu như:

  • Đau mạnh và đột ngột vùng thắt lưng.
  • Đứng ngồi đều có những cơn đau nhói.
  • Đau khi cúi người, cơn đau giảm khi nằm ngửa.
  • Vận động không còn linh hoạt và bình thường.

Xẹp đĩa đệm nguyên nhân do đâu?

Có rất nhiều nguyên nhân gây xẹp đĩa đệm trong sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày. Phổ biến nhất là một số nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến kết cấu xương khớp – cột sống:

  • Thói quen làm việc, mang vác nặng nhọc, sai tư thế,… trong thời gian dài, gây biến đổi cấu trúc xương. Cột sống bị lệch và cong vẹo.
  • Người bị chấn thương cột sống do tai nạn.
  • Bệnh nhân loãng xương do quá trình lão hóa tự nhiên, người cao tuổi.
  • Người có cấu trúc đĩa đệm yếu bẩm sinh.
  • Những bệnh nhân ít vận động, các công việc trong môi trường đứng, ngồi nhiều,…

Hi vọng bài viết sẽ giúp bạn nâng cao nhận thức đối với bệnh xẹp đĩa đệm nói riêng và các bệnh xương khớp khác nói chung. Chủ động phát hiện sớm các triệu chứng bất thường và có hướng thăm khám, điều trị hợp lí là biện pháp tối ưu nhất để bảo vệ sức khỏe xương khớp của bạn. Bởi vì sức khỏe là vàng.

❢ Bạn nên tham khảo:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

*