Trang Chủ » Bệnh xương khớp khác » Người trẻ bị đau nhức xương khớp cảnh báo bệnh gì?
Người trẻ bị đau nhức xương khớp cảnh báo bệnh gì?
Đau nhức xương khớp tưởng chừng là vấn đề của riêng những người lớn tuổi. Tuy nhiên, những số liệu thống kê gần đây lại chỉ ra rằng độ tuổi thanh niên và trung niên, đặc biệt là nhóm tuổi từ 30 lại đang có xu hướng gia tăng các bệnh xương khớp. Tình trạng người trẻ bị đau nhức xương khớp cảnh báo bệnh gì? Dưới đây là một số thông tin bạn nên biết để nâng cao cảnh giác trước tình trạng đau nhức xương khớp ở người trẻ.
Các bệnh xương khớp đang có xu hướng trẻ hóa
Xu hướng trẻ hóa các bệnh xương khớp đang diễn ra trong nhiều năm gần đây. Theo thống kê của hội Thấp khớp học Hoa Kỳ, có đến 12% dân số trong độ tuổi 25 – 75 có các biểu hiện lâm sàng và xuất hiện các triệu chứng thoái hóa khớp. Đây là vấn đề đáng báo động bởi nhóm tuổi từ 25 trước đây thường rất hiếm các dấu hiệu suy giảm sức khỏe xương khớp. Tuy nhiên những năm gần đây, do lối sống và một số yếu tố trong sinh hoạt, những bệnh lý xương khớp đang dần có xu hướng trẻ hóa.
Cũng theo BS Tăng Hà Nam Anh, Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình (Bệnh viện Nguyễn Tri Phương) so với thời điểm 5 – 7 năm gần đây, tỷ lệ gặp phải các bệnh xương khớp ở người trẻ đang có xu hướng tăng khoảng 20%. Phổ biến nhất là các bệnh lý như:
– Vôi hóa đốt sống.
– Các bệnh lý gai xương.
– Bệnh thoát vị đĩa đệm.
– Các vấn đề thoái hóa khớp ở những vị trí như bàn tay, cột sống, ngón chân, háng,…
Những yếu tố nguy cơ gây ảnh hưởng đến xương khớp ở người trẻ
Theo các chuyên gia, các yếu tố liên quan đến dinh dưỡng, sinh hoạt và lao động có thể dẫn đến các bệnh lý về xương khớp ở người trẻ.
1.Béo phì
Các nghiên cứu đã chỉ ra, cứ mỗi 0,45 kg cân nặng dư thừa sẽ tác động lên các khớp một lượng cân nặng không nhỏ. Đặc biệt đối với khớp gối, lượng sức nặng phải chịu thêm khi đi bộ tương đương 1,5 kg và khi chạy là 4,5 kg. Điều này sẽ góp phần gây tàn phá các khớp và khiến cho người trẻ dễ bị các bệnh xương khớp từ sớm.
2.Chế độ luyện tập
Người ít vận động, luyện tập, ít tham gia các hoạt động thể dục sẽ dẫn đến tình trạng các khớp xương và cơ bắp bị lỏng lẻo. Bên cạnh đó, các khớp xương, khớp, gân, sụn, dây chằng,… sẽ dẫn đến sức khỏe xương khớp yếu đi, làm gia tăng nguy cơ thoái hóa khớp gối. Thống kê cho thấy cứ 3 người ít vận động và tập thể dục thì sẽ có 1 người đối mặt với nguy cơ mắc bệnh xương khớp từ sớm.
3.Vận động nặng
Lười vận động có thể dẫn đến các vấn đề về xương khớp. Tuy nhiên nếu vận động quá nhiều cũng có thể dẫn đến tình trạng quá tải ở các khớp, ảnh hưởng đến các sụn, khớp, dây chằng. Tình trạng này đầu tiên sẽ gây ra đau nhức cấp tính cũng như ảnh hưởng đến vận động, có thể dẫn đến các bệnh về xương khớp.
Can thiệp sớm với diễn tiến của các bệnh xương khớp
Theo BS Tăng Hà Nam Anh, các vấn đề về xương khớp ở người trẻ hoàn toàn có thể được chẩn đoán sớm và cải thiện để tránh gặp phải các biến chứng nặng nề hơn. Để kiểm soát tình trạng bệnh xương khớp, bạn cần chú ý kiểm soát chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng và luyện tập để cải thiện sức khỏe.
– Người trẻ cần chú ý tập luyện thể dục cho phù hợp, chú ý kiểm soát cân nặng, tập luyện các môn thể thao phù hợp với sức khỏe.
– Về chế độ dinh dưỡng, bạn cần chú ý đến một chế độ đa dạng các vitamin và khoáng chất cần thiết. Đặc biệt bạn nên bổ sung đủ vitamin C và vitamin D để tăng sức đề kháng và tăng cường sức khỏe xương khớp.
– Đối với vận động, làm việc, bạn cũng cần lưu ý tránh vận động quá sức để bảo vệ sức khỏe các khớp cũng như giúp cho các cơ bắp không bị đau nhức.
Với một số thông tin hữu ích trên, hi vọng bạn có thể cải thiện sức khỏe của mình và chủ động để bảo vệ sức khỏe xương khớp. Thực hiện chế độ sinh hoạt hợp lý, vận động để cải thiện sức khỏe cũng như dinh dưỡng một cách hợp lý. Chúc bạn có nhiều sức khỏe.
❢ Bạn nên tham khảo:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!