Trang Chủ » Thoát vị đĩa đệm » Mổ thoát vị đĩa đệm lần 2 cần lưu ý những vấn đề gì?
Mổ thoát vị đĩa đệm lần 2 cần lưu ý những vấn đề gì?
Theo một số thống kê tại bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình và Phục hồi chức năng TP.HCM cho thấy tỷ lệ bệnh nhân phải thực hiện mổ thoát vị đĩa đệm lần 2 ngày một tăng cao, chiếm hơn 3% số bệnh nhân.
Con số này còn được các bệnh viện lớn thống kê tại chuyên khoa Xương khớp tại bệnh viện. Vậy điều gì khiến cho các bệnh nhân phải thực hiện phẫu thuật đĩa đệm lần 2? Ở lần thực hiện phẫu thuật này người bệnh cần phải trang bị những gì và lưu ý những điều gì để không dẫn đến biến chứng?
Anh Trần Minh Quang, 34 tuổi, Giáo viên thể chất cho biết: “Tôi thực hiện phẫu thuật thoát vị đĩa đệm sau chấn thương tập luyện cách đây 3 năm. Mặc dù sau phẫu thuật, tôi đã rất cẩn thận trong việc phục hồi nhưng hầu như lưng ngày càng đau hơn, đỉnh điểm là khi tôi thấy chân phải của mình có dấu hiệu tê buốt và không thể nào hoạt động như bình thường được. Giờ tôi muốn mổ thoát vị đĩa đệm lần 2 thì liệu có ảnh hưởng gì không? Xin chân thành cám ơn và mong chuyên gia tư vấn sớm!”

Đây không chỉ là vấn đề của riêng anh Quang bởi gần đây chuyên trang nhận được rất nhiều các phản hồi tương tự. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời các bạn tham khảo một số thông tin chi tiết ở dưới đây.
Mổ thoát vị đĩa đệm lần 2 cần lưu ý những vấn đề gì?
Trao đổi về vấn đề mổ thoát vị đĩa đệm lần 2, TS. BS Đặng Hữu Vệ, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình – Phục hồi chức năng bệnh viện K cho biết:
Đĩa đệm nằm giữa các cặp đốt sống với chức năng làm giảm xóc làm tổn thương đầu khớp và giúp các khớp vận động linh hoạt hơn. Do quá trình thoái hóa tự nhiên cộng với sự hao mòn của vỏ bọc dày bên ngoài làm cho nhân nhầy thoát vị và gây trào ngược lên ống tủy sống, chèn ép các rễ thần kinh tạo áp lực lên các bề mặt khớp và khiến cho cột sống bị đau nhức.
Đối với những người phẫu thuật thoát vị đĩa đệm lần đầu nhưng vẫn có cảm giác đau lưng thì cần được tiến hành đợt phẫu thuật lần 2. Nhưng ở đợt phẫu thuật lần 2, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành thay đĩa đệm nhân tạo vào cột sống thắt lưng. Phương pháp này đĩa đệm nhân tạo sẽ đóng vai trò thay thế và giúp bảo tồn hoạt động của cột sống thắt lưng gần như đĩa đệm bình thường. Hiện nay, phương pháp này đang rất phổ biến và có thể áp dụng cho nhiều đối tượng.
Có thể bạn đọc muốn biết: Thay đĩa đệm nhân tạo giá bao nhiêu tiền ?
Mặc dù sau khi thay đĩa đệm, người bệnh có thể thực hiện các vận động bình thường, không có cảm giác cứng cột sống, không làm tổn thương đĩa đệm hay ảnh hưởng đến cuộc sống nhưng nó cũng có thể để lại nhiều biến chứng. Vì vậy, trước khi muốn tiến hành phẫu thuật thoát vị đĩa đệm lần 2, người bệnh cần phải chú ý đến một số vấn đề sau đây:
# Tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa
Sau lần phẫu thuật đầu tiên, người bệnh thường có thời gian phục hồi khoảng 2-3 tháng. Nếu sau khoảng thời gian này mà bệnh nhân vẫn có cảm giác đau nhức lưng, tê chân, tay hoặc giảm khả năng vận động thì các bạn nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa ngay. Hãy trao đổi với bác sĩ về tình trạng hiện tại để có giải pháp cải thiện hoặc lời khuyên hữu ích. Tuyệt đối không tự ý chẩn đoán bệnh hoặc che giấu bệnh tránh làm cho bệnh phát sinh và gây ra các biến chứng trầm trọng hơn.

# Đảm bảo sức khỏe thiết yếu
Những người có thể trạng tốt sẽ nhanh chóng phục hồi bệnh hơn, vì vậy hãy chuẩn bị tốt cho sức khỏe trước khi tiến hành phẫu thuật thoát vị đĩa đệm lần 2. Bằng cách tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất để nâng cao hệ miễn dịch, phòng chống các viêm nhiễm,… Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên ngủ đủ giấc, hạn chế căng thẳng, mệt mỏi trước thời gian tiến hành phẫu thuật.
Tư thế ngồi làm việc hoặc xem ti vi phải thẳng lưng, ghế ngồi vững chắc tránh gây té ngã làm tổn thương cột sống. Đối với những người sau phẫu thuật, khi đi tắm, vệ sinh thì cần nhờ đến sự giúp đỡ của người thân để tránh trượt ngã. Trong thời gian sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm lần 2 khoảng 3 – 5 tháng, người bệnh nên hạn chế quan hệ tình dục, nếu có quan hệ thì phải lựa chọn những tư thế phù hợp.
# Chế độ vận động phù hợp
Thời gian đầu sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm, người bệnh nên thường xuyên nghỉ ngơi và tránh đi lại hoặc vận động mạnh. Sau khoảng 3 tháng, người bệnh có thể bắt đầu đi lại nhẹ nhàng nhưng chú ý là không vận động mạnh hay thay đổi tư thế đột ngột. Đối với những tư thế rướn người, cúi, ưỡn người quá mức không phù hợp với tình trạng người bệnh trong thời gian này.

Sau khi vết thương đã được cải thiện hoàn toàn thì người bệnh có thể luyện tập một số bài thể dục nhẹ nhàng hoặc bơi lội, đi bộ, tập dưỡng sinh,…
Theo TS. Paul D’Alfonso, Trung tâm chăm sóc sức khỏe thần kinh cột sống Maple healthcare thì tỷ lệ bệnh nhân phải phẫu thuật thoát vị đĩa đệm lần 2 không chỉ có ở Việt Nam mà hiện nay nó còn phổ biến tại các nước trên thế giới. Hiện nay, phẫu thuật thoát vị lần 2 không thể lường trước được những biến chứng có thể xảy ra trong thời gian phẫu thuật chẳng hạn như bại liệt, chảy máu, nhiễm trùng, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến tử vong.
Vì vậy, đối với những trường hợp bệnh nhẹ, chuyên gia thường chỉ định dùng thuốc và sử dụng các bài tập trị liệu. Tuy nhiên, đừng nên chủ quan khi bệnh tái phát nghiêm trọng hơn bằng những cơn đau dữ dội hoặc thậm chí là thường xuyên mất cảm giác tại một số bộ phận.
Thông tin hữu ích đối với bạn đọc:
Với những vấn đề trước và sau khi mổ thoát vị đĩa đệm lần 2 được gợi ý trên đây, hy vọng bạn đọc sẽ có những chuẩn bị tốt hơn cho việc điều trị của mình. Chúc các bạn sức khỏe!
Hà Xuyên
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!