Trang Chủ » Thoát vị đĩa đệm cổ » Mổ thoát vị đĩa đệm cổ có nguy hiểm không?
Mổ thoát vị đĩa đệm cổ có nguy hiểm không?
Xin hỏi, bố tôi bị thoát vị đĩa đệm độ 3, nếu mổ thoát vị đĩa đệm cổ có nguy hiểm không? Nếu mổ thì có nguy cơ biến chứng hay không? Trong trường hợp bố em không mổ thoát vị đĩa đệm thì có giải pháp nào hay không? Mong nhận được lời khuyên. Tôi xin cảm ơn Ban biên tập.
(Đức Minh, Biên Hòa, Đồng Nai)
Chào bạn!
Một trong những giải pháp giúp cải thiện tình trạng thoát vị đĩa đệm cổ chính là mổ thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên, bên cạnh những hiệu quả của phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm cổ còn tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất định. Vậy mổ thoát vị đĩa đệm cổ có nguy hiểm không? Trước khi mổ thoát vị đĩa đệm cổ cần lưu ý những vấn đề gì. Dưới đây là một số giải đáp cho vấn đề được rất nhiều bệnh nhân quan tâm.

Mổ thoát vị đĩa đệm cổ có nguy hiểm không?
Mổ thoát vị đĩa đệm cổ là một trong những giải pháp để cải thiện tình trạng đau và những khó chịu do bệnh gây ra. Tuy nhiên, khi thực hiện mổ thoát vị đĩa đệm cổ, bệnh nhân cũng đối mặt với một số rủi ro nhất định như:
- Di chứng nhiễm trùng sau mổ trên vị trí mổ thoát vị đĩa đệm cổ.
- Nguy cơ tái phát thoát vị đĩa đệm cổ tại vị trí sau khi mổ.
- Rò não tủy do rách màng cứng sau mổ.
- Tổn thương các mô lân cận trong quá trình mổ do phẫu thuật xâm lấn.
Có thể nói mặc dù tỉ lệ mổ thoát vị đĩa đệm thường thành công rất cao nhưng cũng có những trường hợp gặp phải các biến chứng không mong muốn. Tùy theo tình trạng sức khỏe của bệnh nhân cũng như mức độ thương tổn tại vị trí đau khi mổ mà nguy cơ biến chứng có thể xảy ra. Hiện tại, phẫu thuật thoát vị đĩa đệm có tỉ lệ tái phát khoảng 1 – 5%. Tỷ lệ mổ thoát vị đĩa đệm cổ thành công hiện nay đạt hơn 95%. Các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm bằng phẫu thuật gồm có: mổ hở, mổ nội soi, mổ laser,…

Khi nào cần mổ thoát vị đĩa đệm?
Mổ thoát vị đĩa đệm là giải pháp giúp can thiệp trong những trường hợp thoát vị đĩa đệm nặng, có nguy cơ biến chứng cao và dẫn đến nguy cơ liệt, mất cảm giác, rối loạn vận động,… Tuy nhiên mổ thoát vị đĩa đệm cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro không mong muốn. Trong những trường hợp này, bệnh nhân tùy theo trường hợp mà có thể được bác sĩ chỉ định mổ thoát vị đĩa đệm hoặc áp dụng các biện pháp điều trị bảo tồn. Bệnh nhân trong những trường hợp nhẹ có thể được điều trị bảo tồn, không cần phải mổ mà được chỉ định tiến hành vật lí trị liệu.
Đối với những trường hợp sau bác sĩ thường chỉ định mổ thoát vị đĩa đệm để tránh biến chứng nguy hiểm. Những đối tượng này bao gồm:
- Bệnh nhân có thoát vị đĩa đệm nặng. Khối thoát vị đĩa đệm vỡ nặng, nhân nhầy đĩa đệm thoát ra ngoài nhiều, vị trí thoát vị có mảnh vỡ.
- Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm áp dụng điều trị vật lí trị liệu không mang lại kết quả trong vòng 6 tháng trở lên.
- Những bệnh nhân bị đau nhiều, ảnh hưởng đến vận động, sinh hoạt.
- Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nặng và có nguy cơ bị liệt thì cần được can thiệp bằng phẫu thuật mổ thoát vị đĩa đệm.

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng bệnh ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sinh hoạt của bệnh nhân. Phẫu thuật là một trong những phương pháp giúp cải thiện tình trạng đĩa đệm thoát vị. Tuy nhiên, chỉ định phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cần được chỉ định chặt chẽ bởi người có chuyên môn để giảm đến mức tối đa nguy cơ biến chứng có thể xảy ra.
❢ Bạn nên tham khảo:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!