Ngày nay, khoa học kỹ thuật đã có nhiều bước tiến vượt bậc giúp cải thiện cuộc sống của chúng ta. Một trong những ứng dụng đáng chú ý trong việc chăm sóc sức khỏe là ứng dụng Robot trong phẫu thuật. Mổ thoát vị đĩa đệm bằng Robot là một kỹ thuật đã được đưa vào nước ta từ năm 2012. Phương pháp này có những ưu nhược điểm gì đáng chú ý?

Mổ thoát vị đĩa đệm bằng Robot là gì?
Mổ thoát vị đĩa đệm bằng Robot

Mổ thoát vị đĩa đệm bằng Robot – cơ hội cho bệnh nhân

Ứng dụng Robot trong việc điều trị các bệnh lý đem lại nhiều ưu thế vượt trội. Nổi bật trong các ứng dụng này là kỹ thuật sử dụng Robot hỗ trợ phẫu thuật thoát vị đĩa đệm, còn gọi nôm na là mổ thoát vị đĩa đệm bằng Robot. So với các phương pháp phẫu thuật trước đây, mổ thoát vị đĩa đệm bằng Robot đem lại rất nhiều triển vọng cho ngành Cơ – xương khớp ở nước ta bởi nhiều ưu điểm vượt trội.

1.Độ chính xác cao

Khi áp dụng mổ thoát vị đĩa đệm, mổ trượt đốt sống bằng Robot, tỉ lệ thành công của bệnh nhân rất cao nhờ độ chính xác của phương pháp đạt hơn 98%. Trong quá trình phẫu thuật, hệ thống Robot giúp bác sĩ định vị được chính xác vị trí cần mổ theo kế hoạch đã vạch sẵn với độ chính xác cao nhất. Qua đó đảm bảo mức độ an toàn cao cho ca phẫu thuật.

2.Ít biến chứng

Phẫu thuật cột sống trước đây theo các phương pháp thông thường có nguy cơ đối mặt với nhiều biến chứng sức khỏe. Đặc biệt là các biến chứng về nhiễm trùng, chảy máu, nguy cơ tái phát. Nặng nhất là nguy cơ liệt hoàn toàn bởi phẫu thuật cột sống có mức độ phức tạp cao, dễ gây ảnh hưởng đến các khu vực mô và khu vực thần kinh cột sống.

Phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm bằng Robot được tính toán và thực hiện với độ chính xác cao sẽ giúp các khu vực phẫu thuật ít bị xâm lấn hơn, đồng thời ít xảy ra các biến chứng so với phẫu thuật theo phương pháp truyền thống.

Mổ thoát vị đĩa đệm bằng Robot
Mổ thoát vị đĩa đệm bằng Robot đem lại độ chính xác cao cho bệnh nhân

3.Rút ngắn thời gian

Áp dụng mổ thoát vị đĩa đệm bằng Robot giúp cho quá trình phẫu thuật của bệnh nhân được rút ngắn đáng kể. Trước đây, bác sĩ thường mất từ 5 – 10 giờ. Tuy nhiên nếu ứng dụng Robot trong mổ thoát vị đĩa đệm thì có thể rút ngắn thời gian xuống còn 3 giờ. Bệnh nhân sau phẫu thuật 2 ngày có thể đi lại được. Trước đây, thời gian này có thể mất từ 3 – 5 ngày.

Bệnh nhân nói gì về phương pháp này?

Bà Thân Thị Thanh (71 tuổi, ở Hà Tĩnh) là bệnh nhân đầu tiên được phẫu thuật cột sống bằng robot tại Bệnh viện Việt – Đức (Hà Nội) vào năm 2012 khi bệnh viện bắt đầu triển khai mổ thoát vị đĩa đệm bằng robot.

Theo bà Thanh, khoảng thời gian trước khi mổ thoát vị đĩa đệm, cột sống rất đau đớn. Mỗi lần bà chỉ đi được khoảng 5 mét là phả dừng lại nghỉ vì cơn đau hành hạ. Sau khi được mổ ở bệnh viện Việt Đức, sức khỏe của bà dần được cải thiện. Khoảng 1 tuần sau mổ, bà đã có thể bắt đầu tập đi lại được.

Bệnh nhân Lê Hà Phương Anh (13 tuổi, ở Hà Nội) cũng là một trong những bệnh nhân đầu tiên tiến hành thực hiện mổ thoát vị đĩa đệm bằng Robot sau khi được gia đình phát hiện tình trạng cong vẹo cột sống nặng.

bệnh nhân mổ cột sống dưới sự trợ giúp của Robot
Bệnh nhân Thân Thị Thanh (trái), bệnh nhân Lê Hà Phương Anh (giữa) là những bệnh nhân đầu tiên thực hiện mổ cột sống dưới sự trợ giúp của Robot hỗ trợ. PGS.TS Nguyễn Văn Thạch, bìa phải.

Đánh giá của chuyên gia

GS.TS. Trịnh Hồng Sơn – Phó Giám đốc BV Việt Đức cho biết, từ khi BV Hữu Nghị Việt Đức thực hiện mổ cột sống bằng kỹ thuật Robot. Phương pháp này được đánh giá cao bởi nhiều chuyên gia trong và ngoài nước. Từ khi có phương pháp này, 600 bệnh nhân đã được thực hiện phẫu thuật cột sống bằng Robot.

GS.TS. Trịnh Hồng Sơn - Phó Giám đốc BV Việt Đức
GS.TS. Trịnh Hồng Sơn – Phó Giám đốc BV Việt Đức:”dưới sự định vị robot Renaissance, các bác sĩ tiến hành các thao tác chính xác nhất trên xương sống của bệnh nhân (độ chính xác tới 1mm)”

PGS.TS. Nguyễn Văn Thạch – Chủ tịch Hội chấn thương chỉnh hình Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội chấn thương chỉnh hình châu Á cùng với đội ngũ Y bác sĩ bệnh viện Việt Đức là những người tiên phong đưa kỹ thuật mới này về Việt Nam. Ông cho biết rất vui khi phẫu thuật đạt kết quả tốt, bệnh nhân lấy lại được cuộc sống ổn định sau khi mổ với rủi ro biến chứng thấp.

PGS.TS. Nguyễn Văn Thạch
PGS.TS. Nguyễn Văn Thạch:”phẫu thuật các bệnh lý cột sống bằng robot định vị đã được triển khai tại các trung tâm ở Nhật, Mỹ, Anh, Đức, Israel… Bệnh viện Việt Đức là cơ sở đầu tiên ở VN và Đông Nam Á triển khai loại phẫu thuật này.”

❢ Bạn nên tham khảo:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

*