Liệu pháp châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm có tốt?
Với tiến bộ của Y học hiện nay, bệnh nhân mắc các bệnh xương khớp, thoát vị đĩa đệm ngày càng có nhiều lựa chọn hơn trong điều trị. Trong số các phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm hiện nay, châm cứu được xem là liệu pháp có tính chất truyền thống, được áp dụng trong Y khoa từ lâu đời. Lợi ích của phương pháp này trong điều trị thoát vị đĩa đệm cho bệnh nhân như thế nào? Có tốt cho sức khỏe hay không? Đó là những vấn đề được rất nhiều bạn đọc quan tâm và đặt câu hỏi. Dưới đây sẽ là một số thông tin mà bạn đọc cần biết về phương pháp châm cứu trong điều trị thoát vị đĩa đệm.

Bị thoát vị đĩa đệm có nên châm cứu không ?
Châm cứu là phương pháp điều trị có tính chất cổ điển và truyền thống, được nhiều nước ở khu vực châu Á, trong đó có nước ta đưa vào áp dụng từ lâu đời và gặt hái được những hiệu quả nhất định trong phục hồi sức khỏe. Đây là thủ thuật sử dụng kim và một số dụng cụ như điện cực, ngải đốt, đèn hồng ngoại,… để kích thích vào các điểm cụ thể trên cơ thể bệnh nhân. Qua đó làm giảm đau tại chỗ cũng như hỗ trợ điều trị cho một số vấn đề về sức khỏe.
Phương pháp châm cứu có thể được áp dụng trong giảm đau và hỗ trợ điều trị cho một số bệnh lý cụ thể. Nhất là các bệnh lý về suy nhược cơ thể, bệnh lý xương khớp bao gồm đau thần kinh hông, bong gân, viêm thấp khớp, viêm sưng các mô, thoát vị đĩa đệm…
Chia sẻ cách châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm
Đối với phương pháp châm cứu trong điều trị thoát vị đĩa đệm thường dùng kim tác động trực tiếp vào một điểm cụ thể trên cơ thể để điều trị bệnh và giúp giảm đáng kể các cơn đau cho bệnh nhân. Hiện nay, châm cứu trong điều trị thoát vị đĩa đệm thường được tiến hành bằng các phương pháp chính như:
1.Sử dụng thủy châm
Đây là phương pháp đưa thuốc vào huyệt thông qua quá trình châm cứu nhằm tăng thêm diện tích kích thích, cường độ và thời gian kích thích trong quá trình chữa bệnh để hiệu quả chữa bệnh được tối ưu nhất. Thủy châm thường được sử dụng phối hợp với các thuốc như novocain, 3B,…
Ưu điểm của thủy châm là giúp tác động dược lý mạnh hơn khi thuốc điều trị được tiêm vào đúng huyệt vị. Lượng thuốc thường tiêm vào mỗi huyệt vị đạt từ 0,5 – 2 cc. Khi tiêm vào các vùng như đầu, ngực cần giảm bớt lượng thuốc sử dụng. Thông thường thủy châm thường thực hiện mỗi đợt từ 5 – 10 lần. Cách 2 ngày lại thủy châm 1 lần.
Lưu ý: Khi thực hiện thủy châm cần xác định thật cẩn thận vị trí huyệt và lượng thuốc tiêm vào mỗi huyệt phải phù hợp để tránh tác dụng phụ.

2.Điện châm
Phương pháp điện châm thường được sử dụng để tăng kích thích vào các khu vực huyệt của bệnh nhân. Cường độ dòng điện cần phù hợp với ngưỡng của bệnh nhân để giúp cho việc điều trị đạt kết quả tốt mà không ảnh hưởng đến sức khỏe. Điện châm thường được sử dụng dòng điện có tần số không quá 150 Hz, cường độ tương đối thấp để không gây bỏng và hiện tượng cực hóa.
Điện châm là giải pháp khá hữu hiệu trong giảm và cắt các cơn đau do các vấn đề về xương khớp, thoát vị đĩa đệm gây ra. Thời gian thực hiện điện châm mỗi đợt từ 7 – 10 ngày. Mỗi lần thực hiện điện châm trong khoảng 20 – 30 phút. Giữa các đợt thực hiện điện châm cách nhau từ 3 – 4 ngày.

3.Cứu ngải
Cứu ngải là phương pháp sao ngải cứu khô và một số thảo dược khác trong quá trình châm cứu để giúp cho tinh dầu ngải cứu được tác động sâu vào trong các huyệt. Qua đó giúp cho các tổn thương của bệnh nhân sớm được cải thiện hơn.
Đánh giá của chuyên gia:
Phương pháp châm cứu là một trong những phương pháp được đánh giá là ít rủi ro hơn so với các phương pháp truyền thống khác như phẫu thuật hoặc điều trị bằng thuốc. Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp châm cứu là một trong những phương pháp có tác động tích cực đối với sức khỏe của bệnh nhân.
Tuy nhiên trong điều trị thoát vị đĩa đệm, bạn cần trao đổi với bác sĩ để có những đánh giá và điều trị phù hợp nhất. Đây cũng không phải là một phương pháp dễ thực hiện. Bệnh nhân cũng cần lựa chọn điều trị tại những địa chỉ có chuyên môn và kinh nghiệm nhằm đạt kết quả khả quan nhất.
❢ Bạn nên tham khảo:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!