Trang Chủ » Thoát vị đĩa đệm » Lệch đĩa đệm lưng – bệnh không thể xem thường
Lệch đĩa đệm lưng – bệnh không thể xem thường
Trong suốt cuộc đời của chúng ta, có 80% dân số trải qua tình trạng đau lưng. Đau lưng do các bệnh lý xương khớp, đĩa đệm chiếm một tỉ lệ không hề nhỏ. Vậy lệch đĩa đệm lưng là gì? Bạn cần lưu ý những gì về căn bệnh này để chủ động hơn trong phòng bệnh?
Lệch đĩa đệm lưng là gì?
Lệch đĩa đệm lưng là tình trạng đĩa đệm vùng lưng không còn nằm cố định ở vị trí ban đầu vốn có tại cột sống lưng mà có xu hướng di chuyển khỏi vị trí ban đầu. Lệch đĩa đệm lưng là một dạng của thoát vị đĩa đệm. Khi đĩa đệm bắt đầu lệch thường đi kèm với các dấu hiệu như phồng, lồi đĩa đệm. Bề mặt bao xơ đĩa đệm có những thương tổn nhẹ nhưng chưa rách bao xơ. Người bị lệch đĩa đệm lưng thường khó cảm nhận được tình trạng mà đĩa đệm đang gặp phải do những tổn thương ở giai đoạn này thường mơ hồ, không rõ ràng, bệnh nhân dễ nhầm tưởng với những cơn đau cơ thoáng qua. Chính vì vậy nhiều người đã bỏ qua giai đoạn nhẹ của bệnh, đến khi bệnh diễn tiến nặng hơn thì mới phát hiện.
Lệch đĩa đệm nguyên nhân do đâu?
Tương tự như một số bệnh lý xương khớp khác, bệnh lệch đĩa đệm cũng xuất phát từ một số nguyên nhân khá phổ biến trong sinh hoạt và cuộc sống hằng ngày như:
1.Tuổi tác
Tuổi tác là yếu tố có những ảnh hưởng rất lớn đến hệ cơ xương khớp của bạn. Hầu hết người cao tuổi đều gặp phải những tình trạng đau lưng, nhức mỏi và nhiều vấn đề về xương khớp. Các yếu tố lão hóa sẽ dẫn đến tình trạng suy yếu không chỉ về xương khớp mà còn ảnh hưởng đến nhiều bộ phận khác trên cơ thể.
2.Chấn thương
Chấn thương do vận động, sinh hoạt và tai nạn là những nguyên nhân dẫn đến sự suy yếu về xương khớp, đĩa đệm. Trong cuộc sống, các dạng chấn thương rất đa dạng, có thể đến từ những vận động hằng ngày, tai nạn giao thông, chấn thương trong thể thao,… Một số chấn thương không gây ra tổn thương đĩa đệm ngay lập tức nhưng về lâu dài có thể dẫn đến tình trạng thoái hóa đĩa đệm, dẫn đến lệch đĩa đệm và thoát vị đĩa đệm.

3.Các bệnh xương khớp
Có nhiều bệnh xương khớp có thể dẫn đến thoát vị đĩa đệm, lệch đĩa đệm. Trong đó các bệnh viêm xương khớp, thoái hóa khớp, các tổn thương về thần kinh cũng dẫn đến những ảnh hưởng cho sức khỏe cột sống của đĩa đệm.
4.Các thói quen xấu trong sinh hoạt
Những thói quen xấu trong sinh hoạt hằng ngày cũng có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cột sống nhưng không phải bệnh nhân nào cũng nhận thức rõ những vấn đề này. Một số thói quen ảnh hưởng đến sức khỏe cột sống, đĩa đệm như:
- Người thường xuyên ngồi lâu như người làm công việc máy tính, lái xe, người thường xuyên ngồi xe ô-tô,… người có tiết tấu làm việc nhanh.
- Người thường xuyên làm công việc nặng cũng dẫn đến sự suy yếu cột sống, đĩa đệm do áp lực lớn trong thời gian dài.
- Người béo phì, thừa cân cũng dẫn đến sự gia tăng áp lực lên đĩa đệm, dẫn đến sự suy yếu đĩa đệm cột sống.
- Những người ít vận động, ít tập thể dục,… cũng dễ gặp phải những ảnh hưởng xấu cho cột sống của bạn.
Đừng chủ quan với bệnh lệch đĩa đệm lưng
Mặc dù lệch đĩa đệm lưng là một dạng nhẹ của thoát vị đĩa đệm nhưng không vì thế mà chúng ta có thể chủ quan. Nếu không chú ý nhận biết những dấu hiệu ban đầu, khi bệnh tiến triển nặng sẽ dẫn đến rất nhiều hệ lụy cho sức khỏe của bạn, nhất là nguy cơ gặp phải các biến chứng không mong muốn. Những ảnh hưởng của lệch đĩa đệm đối với sức khỏe của bạn bao gồm:
- Tổn thương đĩa đệm nặng hơn, nguy cơ rách, đứt bao xơ, vỡ đĩa đệm.
- Đĩa đệm lệch nặng hơn, chèn ép các rễ thần kinh và mô xung quanh gây đau.
- Xuất hiện tình trạng đau lan ở nhiều vùng trên cơ thể, nhất là vùng cổ vai gáy, vùng hông, đùi, chân,…
- Rối loạn vận động, rối loạn cảm giác ở bệnh nhân.
- Lệch đĩa đệm cũng có nguy cơ biến chứng thành thoát vị đĩa đệm nặng và dẫn đến tình trạng liệt.
- Teo cơ bắp.

Lệch đĩa đệm cột sống lưng là bệnh lý có nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, sinh hoạt và vận động của bệnh nhân. Phát hiện sớm và điều trị kịp thời là giải pháp hữu hiệu để cải thiện tình trạng lệch đĩa đệm cột sống, thoát vị đĩa đệm và nhiều vấn đề về xương khớp khác. Khi có các dấu hiệu đau bất thường, bạn nên kiểm tra sức khỏe sớm để phát hiện tình trạng bệnh. Bên cạnh đó, người cao tuổi cũng nên thăm khám định kỳ để phát hiện sớm các vấn đề về sức khỏe.
❢ Thông tin hữu ích dành cho bạn:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!