Trang Chủ » Thoát vị đĩa đệm » Tìm hiểu kỹ thuật giảm áp đĩa đệm cột sống bằng laser qua da
Tìm hiểu kỹ thuật giảm áp đĩa đệm cột sống bằng laser qua da
Kỹ thuật giảm áp đĩa đệm cột sống bằng laser qua da được Choy và Ascher thử nghiệm trên cơ thể người lần đầu tiên ở Áo vào năm 1986.
Theo các thống kê mới đây của Bộ y tế Hoa Kỳ cho thấy có hơn 85% dân số Mỹ có ít nhất một lần đau lưng trong đời do các hoạt động từ đời sống như lao động nặng, chế độ sinh hoạt không đúng cách làm cho đĩa đệm bị tổn thương. Một nghiên cứu gần đây thống kê chỉ có hơn 3% tỷ lệ người bị thoát vị đĩa đệm có biểu hiện cụ thể và các vị trí thường dễ bị thoát vị nhất đó là đốt sống L4, L5 và S1. Một trong số những biến chứng nghiêm trọng nhất mà thoát vị đĩa đệm gây ra đó chính là gây tê liệt do các chất nhầy làm tê liệt tại các tủy sống. Vậy làm cách nào để điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả?

Việc điều trị thoát vị đĩa đệm dựa vào các mức độ của bệnh, thể trạng của người bệnh. Cụ thể, với những người thoát vị nhẹ thì chỉ cần kết hợp chế độ ăn uống nghỉ ngơi và vật lý trị liệu. Còn đối với những người thoát vị nghiêm trọng hơn thì cần phải sử dụng phẫu thuật. Đặc biệt, hiện nay kỹ thuật giảm áp đĩa đệm bằng laser qua da đánh dấu một bước phát triển mới trong công nghệ điều trị thoát vị. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về kỹ thuật giảm áp đĩa đệm cột sống bằng laser qua da ngay trong bài viết dưới đây.
Bạn đọc muốn tham khảo thêm: Phương pháp vi phẫu thuật loại bỏ nhân đệm – microdiscectomy
Tìm hiểu kỹ thuật giảm áp đĩa đệm cột sống bằng laser qua da
Kỹ thuật giảm áp đĩa đệm cột sống bằng laser PLDD là tên viết tắt của thuật ngữ Percutaneous Laser Disc Decompression do Choy và Ascher đề xuất thực hiện sau khi đã được hiện hiện rất khả quan trên cơ thể động vật. Cơ sở khoa học của kỹ thuật này đó là dùng năng lượng laser Nd: YAG có bước sóng trung bình khoảng 1064nm. Một số nghiên cứu khác được tiến hành với các loại laser khác như laser Er có bước sóng 2900 nm; Ho: YAG 2100 nm,…
Thông thường, phương pháp này được thực hiện theo một dây quang dẫn trần có đường kính khoảng 500 micromet luồn qua kim chọc tủy số 18 đi vào nhân đĩa đệm và làm tiêu hao bớt một lượng nhỏ nhân nhầy bằng cách dùng laser phát chế độ xung và khống chế sự lan tỏa nhiệt đồng thời làm giảm các mô xung quanh. Bản chất thực sự của phương pháp này đó chính là dùng năng lượng laser làm bay hơi lượng nhỏ dịch nhân nhầy và làm giảm áp suất nội địa, nhờ vậy mà các dây thần kinh được giải phóng khỏi sự chèn ép.
Sau khi thực hiện gây tê tại chỗ, các chuyên gia sẽ dùng một cây kim nhỏ để chọc vào các nhân nhầy dưới đĩa đệm theo định vị của các phương tiện chẩn đoán hình ảnh cụ thể. Dựa vào những hình ảnh này mà các chuyên gia sẽ tiến hành đốt nhân nhầy và giải phóng cấu trúc cột sống, nhờ đó mà chức năng của đĩa đệm được bảo tồn.

– Ưu điểm của Kỹ thuật giảm áp đĩa đệm cột sống bằng laser qua da PLDD qua da:
- Là một thủ thuật có thể áp dụng nhanh khoảng 10 – 30 phút và được xuất viện ngay sau đó. Bệnh nhân có thể vận động nhẹ nhàng sau khi thực hiện kỹ thuật này khoảng 24 tiếng. Đối với người làm việc nặng nhọc thì có thể trở lại làm việc bình thường sau khoảng 2 tuần, tùy vào thể trạng từng người.
- Hiệu quả nhanh nếu thực hiện đúng phương pháp và hướng dẫn tập luyện cụ thể.
- Không làm các phẫu thuật nên sẽ không làm tổn thương da, cơ, xương, dây chằng,…
- Có sự hỗ trợ của thuốc gây tê chứ không phải gây mê.
- Bảo tồn cấu trúc và chức năng của đĩa đệm.
- Mang lại độ an toàn cao, thời gian phục hồi nhanh hơn so với các phương pháp phẫu thuật.
- Có thể áp dụng đối với những trường hợp người bệnh có tiền sử mắc bệnh tiểu đường, tim mạch, suy giảm chức năng gan, thận,…
– Nhược điểm của kỹ thuật và những rủi ro có thể gặp phải:
Những rủi ro có thể gặp phải trong kỹ thuật PLDD đó là viêm đĩa vô trùng hoặc hữu trùng, liệt dây thần kinh,… Tỷ lệ biến chứng này chiếm khoảng 1% số người thực hiện kỹ thuật này để điều trị thoát vị.
Tỷ lệ không thành công của kỹ thuật này chiếm khoảng 20%. Hiện nay, những bệnh nhân không được điều trị thành công bằng kỹ thuật này thì vẫn có thể mổ hở hoặc nội soi.
– Đánh giá tỷ lệ thành công:
Theo các thống kê của các nhà nghiên cứu thì tỷ lệ thành công của kỹ thuật giảm áp đĩa đệm cột sống bằng laser qua da PLDD chiếm khoảng 80%. Cuối năm 2012, chuyên trang thống kê được có khoảng 70% tỷ lệ bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng và có hơn 86% tỷ lệ người thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ được điều trị thành công.
– Những đối tượng có thể thực hiện kỹ thuật PLDD:
Kỹ thuật PLDD thực chất là một dạng phẫu thuật can thiệp tối thiểu được áp dụng cho các bệnh nhân thoát vị đĩa đệm đã thử qua các phương pháp điều trị bảo tồn mà không có kết quả.
– Chống chỉ định tuyệt đối với các trường hợp:
- Thoát vị có các mảnh rời.
- Người bệnh lao, ung thư cột sống, u cột sống kể cả tiên phát hoặc thứ phát.
- Trượt cột sống độ 2 trở lên ở vị trí thoát vị.
- Gãy cột sống, nứt, lún đốt sống ở vị trí bị thoát vị.

– Chống chỉ định tương đối với các trường hợp:
- Những người có biểu hiện chít hẹp ống sống, lỗ liên hợp nặng do chứng gai xương, dày dây chằng vàng, xơ dính sau phẫu thuật mở lỗ liên hợp, cắt bản đốt sống.
- Đĩa đệm mất nước nghiêm trọng có bọt khí trong nhân nhầy.
- Đĩa đệm bị xẹp nghiêm trọng.
- Bệnh nhân tâm thần hoặc có tâm lý không ổn định.
Trên đây chúng tôi đã vừa cung cấp một số thông tin về kỹ thuật giảm áp đĩa đệm cột sống bằng laser qua da PLDD. Hy vọng qua bài viết này có thể giúp cho các bạn đọc tìm hiểu thuận tiện hơn về kỹ thuật hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm kiểu mới mà không cần thực hiện các phẫu thuật sang chấn.
Một số thông tin liên quan, có thể bạn đọc chưa biết:
Huyền Thanh
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!