Phẫu thuật thay đĩa đệm trong điều trị thoát vị đĩa đệm được xem là một trong những giải pháp can thiệp tích cực giúp giải phóng khối đĩa đệm thoát vị. Tuy nhiên rất nhiều bệnh nhân quan tâm thắc mắc khi nào nên chọn phẫu thuật thay đĩa đệm? Khi nào nên chọn các phương pháp điều trị khác. Một số thông tin dưới đây sẽ giúp bạn có những tham khảo hữu ích và phù hợp với tình trạng của mình.

Khi nào nên chọn phẫu thuật thay đĩa đệm-1
Khi nào nên chọn phẫu thuật thay đĩa đệm?

Phẫu thuật thay đĩa đệm cột sống thắt lưng tiến hành ra sao?

Phẫu thuật thay đĩa đệm cột sống thắt lưng là một kỹ thuật đưa đĩa đệm nhân tạo thay thế (ADR) vào vị trí của đĩa đệm thoát vị bị bệnh hoặc hư. Phần đĩa đệm cũ sẽ được lấy ra cùng với các bệnh tích đi kèm.

Mục đích của phẫu thuật thay đĩa đệm là giúp giải phóng các phần đĩa đệm và những thương tổn xung quanh đĩa đệm cho bệnh nhân. Qua đó giúp các rễ thần kinh bị chèn ép do thoát vị đĩa đệm không còn đau nhức. Đĩa đệm nhân tạo được thay thế vào vị trí đĩa đệm cũ sẽ đảm bảo cho cột sống của bạn được chuyển động một cách bình thường.

Đĩa đệm thay thế (ADR) cũng giúp giảm các nguy cơ tái phát thoát vị đĩa đệm và những thương tổn cột sống tại vị trí từng xảy ra thoát vị đĩa đệm. Hiện nay ADR có nhiều chất liệu như sứ, kim loại, hợp kim và nhựa. Tùy tình trạng cột sống của bạn mà các bác sĩ sẽ có những tư vấn phù hợp nhất.

Khi nào nên chọn phẫu thuật thay đĩa đệm-2

Khi nào nên chọn phẫu thuật thay đĩa đệm?

So với các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm khác, phẫu thuật thay đĩa đệm được xem như lựa chọn sau cùng. Thông thường dạng phẫu thuật này chỉ dùng cho những trường hợp:

  • Đĩa đệm hư hỏng nặng, không thể điều trị phục hồi.
  • Tổn thương đĩa đệm nặng, có nguy cơ hỏng hoàn toàn trong tương lai.
  • Hư hỏng đĩa đệm gây chèn ép nghiêm trọng các rễ thần kinh xung quanh, nguy cơ bị liệt cao.
  • Tổn thương đĩa đệm tại những vị trí có nguy cơ tái phát cao ảnh hưởng đến các đốt sống liền kề nếu phẫu thuật thường cũng là những trường hợp bác sĩ có thể cân nhắc thay đĩa đệm nhân tạo.

Đối với các trường hợp này các bác sĩ sẽ xem xét đến trường hợp phẫu thuật. Những trường hợp thoát vị đĩa đệm nhẹ hơn, bác sĩ có thể áp dụng các phương pháp điều trị khác để bảo tồn đĩa đệm cho bệnh nhân. Ngoài ra, có một số bệnh nhân không thể thực hiện phẫu thuật thay đĩa đệm như bệnh nhân loãng xương và một số bệnh lý khác.

Khi nào nên chọn phẫu thuật thay đĩa đệm-3

Video tiến hành thay thế đĩa đệm nhân tạo

Phẫu thuật thay đĩa đệm nhân tạo là một trong số những giải pháp giúp bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nặng lấy lại sức khỏe xương khớp cũng như giúp giảm đau do tình trạng thoát vị đĩa đệm chèn ép các rễ thần kinh cột sống. Hi vọng bạn sẽ có thêm những thông tin hữu ích trong điều trị thoát vị đĩa đệm. Chúc bạn có nhiều sức khỏe.

» Bạn nên tham khảo: 

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

*