Trang Chủ » Thoát vị đĩa đệm » Đừng nhầm lẫn giữa thoát vị đĩa đệm và thoái hóa cột sống
Đừng nhầm lẫn giữa thoát vị đĩa đệm và thoái hóa cột sống
Các bệnh xương khớp, cột sống thường có một số dấu hiệu gần giống nhau. Chính điều này khiến bệnh nhân lúng túng, dễ nhầm lẫn, nhất là bệnh thoát vị đĩa đệm và thoái hóa cột sống. Làm cách nào để nhận biết và tránh nhầm lẫn giữa 2 bệnh này? Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra giúp bạn một số điểm cần lưu ý.
Hiểu về thoát vị đĩa đệm
Khi đĩa đệm gặp các tổn thương cũng như yếu đi, nhân nhầy mềm bên trong đĩa đệm có thể rò ra ngoài qua những kẽ nứt, hở trên đĩa đệm. Phần nhân nhầy này sau đó sẽ đề lên ống sống của bệnh nhân và gây ra tình trạng thoát vị đĩa đệm cột sống. Bệnh nhân sẽ cảm nhận các cơn đau khó chịu tại một vị trí nhất định trên cơ thể hoặc đau lan.
Thoát vị đĩa đệm được xem là một trong những bệnh lý xương khớp rất phổ biến trong cuộc sống. Tình trạng thoát vị đĩa đệm có thể gặp phải ở bất kỳ đoạn cột sống nào, tuy nhiên phổ biến nhất là các đốt sống vùng thắt lưng.
Trước đây, thoát vị đĩa đệm thường được cho là bệnh lý xảy ra chủ yếu ở người lớn tuổi. Những năm gần đây tình trạng thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi càng xuất hiện nhiều hơn, gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.
Tránh nhầm lẫn giữa thoát vị đĩa đệm và thoái hóa cột sống
Thoát vị đĩa đệm và thoái hóa cột sống là bệnh lý xảy ra ở khu vực cột sống của bệnh nhân. Do đó, khi xảy ra các triệu chứng trên cột sống, bệnh nhân dễ bị nhầm lẫn giữa 2 bệnh lý này. Để không nhầm lẫn giữa 2 loại bệnh lý này, bạn cần lưu ý một số đặc điểm chính như:
1.Độ tuổi
Thoái hóa cột sống thường có liên quan mật thiết đến độ tuổi của bệnh nhân. Lão hóa tự nhiên là tác nhân chính dẫn đến tình trạng thoái hóa cột sống. Người từ 40 tuổi trở lên sẽ dần xuất hiện các dấu hiệu thoái hóa cột sống. Tùy theo mức độ bệnh mà có những tiến triển nhanh chậm khác nhau. Trong khi đó, độ tuổi có thể mắc thoát vị đĩa đệm hiện nay khá rộng. Bệnh có thể gặp phải ở cả những người trẻ nếu có lối sống không khoa học. Có những trường hợp ghi nhận bệnh nhân ngoài 30 tuổi đã xuất hiện dấu hiệu thoát vị đĩa đệm.
2.Yếu tố gây bệnh
Như đã nói, thoái hóa cột sống chủ yếu đến từ yếu tố tuổi tác là chính. Bên cạnh đó một số yếu tố phụ có thể thúc đẩy thoái hóa cột sống diễn ra sớm hơn như thời tiết, sinh hoạt, di truyền và các yếu tố dinh dưỡng, sinh hoạt. Trong khi đó, thoát vị đĩa đệm thường do sinh hoạt, tư thế làm việc, người thường làm các công việc nặng nhọc, chấn thương,… sẽ có tỷ lệ mắc thoát vị đĩa đệm cao hơn. Các yếu tố gây thoát vị đĩa đệm thường không quá phụ thuộc vào độ tuổi của bệnh nhân.
3.Khả năng điều trị
Thoát vị đĩa đệm có thể can thiệp và điều trị sớm, khả năng hồi phục sau điều trị tương đối cao. Bệnh nhân có thể lấy lại sức khỏe cột sống sau khi điều trị. Đối với thoái hóa cột sống, do yếu tố lão hóa là không thể đảo ngược nên việc điều trị chủ yếu hướng đến làm chậm quá trình lão hóa của bệnh nhân là chủ yếu. Song song đó là các biện pháp cải thiện, chăm sóc sức khỏe xương khớp để cải thiện một phần sức khỏe của bệnh nhân.
4.Triệu chứng
Cả thoát vị đĩa đệm và thoái hóa cột sống đều có những cơn đau và ảnh hưởng đến vận động của bệnh nhân. Tuy nhiên thông thường cơn đau do thoát vị đĩa đệm thường có xu hướng đau nhiều hơn khi vận động, đi lại, làm việc. Lúc nghỉ ngơi cơn đau sẽ bớt dần. Trong khi đó, thoái hóa khớp lại dễ xuất hiện triệu chứng đau bất kỳ lúc nào, kể cả khi bệnh nhân vận động, sau khi bệnh nhân trải qua một giấc ngủ.
Thoát vị đĩa đệm và thoái hóa cột sống là những căn bệnh mà bạn cần chú ý tránh nhầm lẫn khi phát hiện các dấu hiệu ban đầu. Bên cạnh đó, đây cũng là 2 căn bệnh xương khớp gây ra nhiều vấn đề cho sức khỏe. Thăm khám sớm và điều trị tích cực là những cách để giúp bạn can thiệp sớm đối với bệnh thoát vị đĩa đệm và thoái hóa cột sống. Chúc bạn có nhiều sức khỏe.
❢ Để điều trị sớm thoát vị đĩa đệm, bạn có thể tham khảo:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!