Trang Chủ » Phồng lồi đĩa đệm » Điều trị phồng lồi đĩa đệm cột sống như thế nào hiệu quả ?
Điều trị phồng lồi đĩa đệm cột sống như thế nào hiệu quả ?
Phồng (lồi) đĩa đệm cột sống là tình trạng bệnh xương khớp có nhiều tác động xấu đến sức khỏe và vận động của bệnh nhân. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh thoát vị đĩa đệm. Chính vì vậy việc điều trị cũng như phòng ngừa tình trạng phồng lồi đĩa đệm cột sống là vấn đề cần được quan tâm đúng mức. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan về bệnh lí này.
Phồng (lồi) đĩa đệm cột sống là gì, có nguy hiểm không?
Phồng đĩa đệm cột sống (còn gọi là phình đĩa đệm hay lồi đĩa đệm) là tình trạng thoát vị cột sống thể nhẹ. Hiện tượng phồng đĩa đệm cột sống là tình trạng đĩa đệm có dấu hiệu phồng ra sau, nhưng nhân nhầy vẫn còn nằm trong bao xơ. Phồng đĩa đệm cột sống thường không gây ra sự chèn ép thần kinh như thoát vị đĩa đệm nhưng cũng cần can thiệp sớm.
Nhiều bệnh nhân thường chủ quan với các dấu hiệu phồng lồi đĩa đệm. Một số bệnh nhân không điều trị kịp thời phồng lồi đĩa đệm có thể dẫn đến thoát vị gây nguy hiểm cho bệnh nhân. Do đó điều trị sớm phồng đĩa đệm cột sống là rất quan trọng.
Điều trị phồng đĩa đệm cột sống như thế nào?
Khi có dấu hiệu phồng (lồi) đĩa đệm cột sống, bạn cần đến thăm khám tại các cơ sở, bệnh viện chuyên khoa xương khớp. Tùy thuộc vào vị trí bệnh, mức độ bệnh lí cụ thể, ảnh hưởng vận động của từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị riêng biệt thích hợp cho từng trường hợp.
Nhìn chung, có 3 phương pháp điều trị phồng đĩa đệm cột sống thường được áp dụng nhất. Đó là:
1.Điều trị bằng thuốc
Bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc chống viêm không chứa thành phần steroid cho bệnh nhân bị phồng đĩa đệm. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể cho bệnh nhân sử dụng các thuốc giảm đau trong quá trình điều trị. Hiện nay các loại thuốc kháng viêm và giảm đau chủ yếu được sử dụng gồm có:
- Acetaminophen (paracetamol).
- Thuốc bôi ngoài giúp giảm đau capsaicin, salicylat.
- Các loại thuốc kháng viêm không steroid như: diclofenac, indomethacin, nhóm oxicam, nhóm coxib…
Lưu ý: Các thuốc điều trị bệnh xương khớp thường có những tác dụng không mong muốn liên quan đến dạ dày. Tuyệt đối không được tự ý điều trị nếu không có chỉ định của thầy thuốc để tránh các biến chứng nguy hiểm về dạ dày và tiêu hóa. Bạn cũng nên trao đổi với bác sĩ về các tác dụng phụ không mong muốn.
2.Điều trị bằng vật lí trị liệu
Vật lí trị liệu là phương pháp thường dùng cho các bệnh nhân xương khớp. Bác sĩ sẽ chỉ định bài tập phù hợp để kéo giãn cột sống, giảm các áp lực lên dây thần kinh. Các bài tập này sẽ giúp đĩa đệm trở lại như ban đầu, tránh phát triển nặng hơn. Bệnh nhân còn có thể mặc áo nẹp để cố định cột sống cũng như giảm những tác động đến bộ phận này trong quá trình điều trị.
Các bài tập vật lí trị liệu thường được áp dụng song song với điều trị bằng thuốc. Ngoài ra có thể áp dụng thêm một số phương pháp như tắm suối khoáng, tắm bùn.
3.Điều trị bằng chiếu hồng ngoại
Điều trị bằng các loại tia cũng là một giải pháp dành cho bệnh nhân phồng đĩa đệm. Các phương pháp soi chiếu gồm có:
- Chiếu hồng ngoại.
- Bước sóng ngắn.
- Điện phân.
Tác dụng chỉnh của các phương pháp soi chiếu là làm nóng da tại chỗ cũng như toàn thân. Mạch máu và các bắp cơ tại vùng soi chiếu cũng được làm giãn ra. Qua đó giúp bệnh nhân giảm đau vùng lưng.
4.Điều trị bằng phẫu thuật
Đối với những bệnh nhân điều trị vật lí trị liệu không hiệu quả, bệnh nhân phồng đĩa đệm cột sống nặng có thể được chỉ định phẫu thuật để can thiệp. Phẫu thuật chủ yếu được chỉ định cho các trường hợp phức tạp và nặng, không thể can thiệp điều trị bằng các phương pháp khác. Bác sĩ buộc phải can thiệp nội khoa.
Những trường hợp thường được bác sĩ yêu cầu phẫu thuật như:
- Bệnh nhân đã tập vật lý trị liệu và không đáp ứng điều trị sau 6 tháng áp dụng.
- Vị trí phồng lồi chuyển sang thoát vị đĩa đệm, ảnh hưởng đến các khu vực quanh cột sống.
- Tình trạng chèn ép các rễ thần kinh có nguy cơ gây liệt.
Sau khi mổ, bệnh nhân có thể cải thiện các vấn đề về sức khỏe xương khớp, giảm hẳn các cơn đau và giúp lưu thông máu tốt hơn. Áp dụng tốt các biện pháp vận động, tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng,… giúp cho bệnh nhân dầm lấy lại sức khỏe xương khớp tốt hơn.
Phòng ngừa phồng đĩa đệm cột sống
Bệnh phồng (lồi) đĩa đệm cột sống là tình trạng hoàn toàn có thể phòng ngừa được. Bạn có thể lưu ý một số biện pháp phòng tránh như:
- Hạn chế mang vác cũng như vận động nặng.
- Có chế độ sinh hoạt, luyện tập thể dục thể thao hợp lí để tăng cường sức khỏe xương khớp.
- Áp dụng chế độ dinh dưỡng phù hợp, bổ sung đủ chất cho cơ thể.
- Làm việc và nghỉ ngơi hợp lí, tránh làm việc quá sức.
- Áp dụng đầy đủ các biện pháp an toàn lao động để tránh các tổn thương cho xương khớp.
Hi vọng bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích về căn bệnh này. Khi cảm thấy cơ thể mình có các dấu hiệu bất thường về xương khớp bạn nên tiến hành thăm khám để có thể can thiệp và điều trị sớm. Chúc bạn có nhiều sức khỏe.
❢ Bạn nên xem thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!