Trong cuộc sống, không ít lần chúng ta phải đối mặt với tình trạng đau đầu, đau ở vùng cổ, vai, gáy. Một trong những triệu chứng khá phổ biến là dấu hiệu đau từ đỉnh đầu xuống gáy. Nhiều người gặp phải tình trạng này thường chủ quan, không chú ý. Tuy nhiên các chuyên gia cảnh báo dấu hiệu đau từ đỉnh đầu xuống gáy có thể là tín hiệu thông báo cơ thể bạn đang gặp phải những bệnh lý như đau đầu vận mạch (đau nửa đầu migraine) và một số vấn đề khác.

Đau từ đỉnh đầu xuống gáy là dấu hiệu của bệnh gì?
Đau từ đỉnh đầu xuống gáy là dấu hiệu của bệnh gì?

Đau từ đỉnh đầu xuống gáy – cẩn thận bệnh lý

Nhiều nguyên nhân có thê gây ra chứng đau từ đỉnh đầu xuống gáy. Đó có thể là những trục trặc trong sinh hoạt, nghỉ ngơi, môi trường sống, nhưng cũng có thể là dấu hiệu thông báo cho bạn biết cơ thể mình đang có vấn đề. Khi phát hiện tình trạng trên, bạn cần đặc biệt lưu ý đến một số nguyên nhân sau:

1.Đau đầu do tiếng ồn

Đau đầu do tiếng ồn là tình trạng khá phổ biến ở các khu công nghiệp, các thành phố lớn, những nơi có mật độ phương tiện giao thông dày đặc, các thiết bị công nghiệp hoạt động thường xuyên,… Theo quy ước quốc tế, mức độ gây hại của tiếng ồn đối với sức khỏe của chúng ta là 85 ± 2,5dBA. Tại Việt Nam, giới hạn tiếng ồn cho phép là 85dBA, nhưng trên thực tế thì nhiều nơi thường xuyên có tiếng ồn vượt ngưỡng này. Tình trạng này thường gây ra một số dấu hiệu như:

  • Đau đầu khi tiếp xúc với môi trường có tiếng ồn. Một số trường hợp cơn đau đầu vẫn còn âm ỉ khi đã ngưng tiếp xúc với tiếng ồn.
  • Xuất hiện các cơn đau bất chợt vùng sau gáy, vùng đỉnh đầu,..
  • Người mắc phải những cơn đau đầu này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, gây khó ngủ, mất ngủ, suy nhược cơ thể,…
  • Về lâu dài có thể ảnh hưởng tâm lí, gây cáu gắt, khó chịu.

Đau đầu do tiếng ồn có thể xảy ra trong thời gian ngắn, tạm thời nhưng cũng có thể kéo dài âm ỉ, dai dẳng. Tình trạng đau đầu do tiếng ồn có thể được cải thiện bằng các tác động xoa dịu, giảm đau tạm thời bằng một số loại thuốc chứa paracetamol, aspirin hoặc cafein với lượng phù hợp theo chỉ định của bác sĩ. Sử dụng bông hoặc nút tai cao su cũng giúp giảm bớt cường độ tiếng ồn. Tuy nhiên về lâu dài cần có các biện pháp chống ồn cho môi trường sống như che chắn, ngăn cách nơi ở, sinh hoạt bằng các lớp cách âm, đặt những cơ sở kinh doanh, xưởng sản xuất xa khu dân cư,… thì mới có thể tránh được tình trạng đau đầu do tiếng ồn.

Đau đầu do tiếng ồn
Đau đỉnh đầu lan xuống gáy có thể do tiếng ồn quanh môi trường sống

2.Đau đầu vận mạch – Đau nửa đầu Migraine

Đau đầu vận mạch có tỉ lệ xuất hiện trên 10% những trường hợp đau đầu trong sinh hoạt, đời sống.  Đây là chứng đau đầu xảy ra do sự co thắt của các mạch máu nằm tại vùng đầu và vùng sọ não của người bệnh. Chính tình trạng co thắt của các mạch máu này sẽ làm cho một số bộ phận của não có thể bị thiếu máu tạm thời, dẫn đến thiếu oxy. Lúc này bệnh nhân có thể bị đau đầu do có sự xuất hiện của một số chất hóa học trung gian chỉ tồn tại trong điều kiện thiếu oxy.

Người bị đau đầu vận mạch tập trung nhiều ở nữ giới hơn so với nam giới, có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Áp lực công việc, stress, căng thẳng tâm lý,… được xem là những nguyên nhân gây đau đầu vận mạch. Bên cạnh đó, đau đầu vận mạch cũng có thể xuất hiện khi nhiệt độ, độ ẩm, áp suất không khí thay đổi đột ngột, có thể ảnh hưởng đến người có cơ địa nhạy cảm.

Đau đầu vận mạch có các đặc điểm chính để nhận biết:

  • Cơn đau chủ yếu ở vùng đỉnh đầu và vùng gáy. Tuy nhiên bệnh nhân cũng có cảm giác căng thẳng đi kèm ở vùng thái dương.
  • Có dị cảm ở vùng đỉnh đầu như kiến bò.
  • Gây nhức mắt, hoa mắt, giảm thị lực, sợ ánh sáng và tiếng động.
  • Có dấu hiệu buồn nôn và nôn.
  • Gây ra tình trạng rối loạn giấc ngủ.
  • Người bệnh có cảm giác khó chịu, chán nản, thường hay buồn bực, cáu gắt vô cớ.
  • Tình trạng cơn đau kéo dài từ 4 – 72 giờ.
  • Tiền sử bệnh nhân có từ 5 cơn đau đầu trở lên, trong đó số ngày xảy ra những cơn đau đầu trong 1 tháng có tần suất từ 50% trở lên.
Đau đầu vận mạch
Đau đầu vận mạch có thể gặp ở bất kỳ ai nhưng phổ biến ở nữ giới hơn là nam giới

Đau đầu vận mạch cần thăm khám sớm và áp dụng nhiều biện pháp thay đổi về lối sống và chế độ sinh hoạt, bao gồm:

  • Ăn uống điều độ để đảm bảo dinh dưỡng ổn định, tuyệt đối tránh rượu, bia, cà phê, chocolate, tránh khói thuốc lá,… Không được bỏ bữa.
  • Điều chỉnh chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi một cách hợp lí cũng là giải pháp để cải thiện tình trạng đau đầu vận mạch.
  • Bệnh nhân cần ngủ đủ giấc, tích cực vận động nhưng cần tránh vận động thể lực mạnh.
  • Giảm cường độ làm việc và tạo trạng thái môi trường làm việc thoải mái.
  • Tập thể dục đều đặn cũng là một trong những giải pháp để giúp nâng cao sức khỏe.
  • Áp dụng các biện pháp giảm đau, nhức đầu, sử dụng các thuốc giảm đau được bác sĩ chỉ định, không nên tự ý mua thuốc uống, điều trị qua loa, lạm dụng các thuốc giảm đau mà nên đến khám ở các cơ sở y tế có chuyên khoa thần kinh, có kê đơn đầy đủ. Thông thường bệnh nhân đau đầu vận mạch thường được chỉ định thuốc kháng viêm giảm đau không thuộc nhóm Corticoid (AINS). Thường là Aspirin (500 – 2000mg/ngày), Ibuprofen (1000mg – 2000mg/ngày), Naproxen (Apranax: 550 – 1100mg/ngày). Những loại thuốc này thường được chỉ định uống ngay khi bắt đầu có dấu hiệu đau để cắt cơn. Tuy nhiên các thuốc này chống chỉ định với người loét dạ dày – tá tràng và các bệnh nhân dị ứng thuốc nên bạn cần trao đổi thật kỹ với bác sĩ điều trị.
Điều chỉnh chế độ sinh hoạt
Điều chỉnh chế độ sinh hoạt giúp giảm đáng kể tình trạng đau đầu và cải thiện sức khỏe

Đau từ đỉnh đầu xuống gáy là dấu hiệu của đau đầu do tiếng ồn, đau đầu vận mạch – migraine. Phát hiện và can thiệp sớm là giải pháp để giúp cho bạn cải thiện được tình trạng này để tránh được những ảnh hưởng về lâu dài đối với sức khỏe. Hi vọng một số thông tin trên sẽ giúp bạn có những giải pháp phù hợp cho tình trạng của mình. 

❢ Bạn nên xem thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

*