Phần lớn bệnh nhân khi bị đau nửa đầu vai gáy thường băn khoăn không biết nên dùng thuốc gì để cải thiện cơn đau. Việc sử dụng đúng thuốc, đúng liều lượng là rất quan trọng vì sẽ ảnh hưởng lớn đến việc điều trị và diễn tiến của bệnh cũng như tác động không nhỏ đến sức khỏe của bệnh nhân.
Đau nửa đầu vai gáy thì uống thuốc gì?
Hai nhóm thuốc chính thường được sử dụng trong điều trị đau nửa đầu vai gáy là nhóm thuốc cắt cơn đau và nhóm thuốc ngăn ngừa cơn đau đầu. Tùy theo tình trạng sức khỏe, tiến triển của bệnh mà bác sĩ có thể chỉ định những loại thuốc phù hợp nhất cho việc điều trị.
1.Nhóm thuốc cắt cơn đau
Những loại thuốc này gồm cả các loại thuốc kê toa và thuốc không kê toa. Đa phần những loại thuốc cắt cơn đau thường hiệu quả với những trường hợp đau nửa đầu vai gáy giai đoạn từ nhẹ đến trung bình. Một số loại thuốc thuộc nhóm này gồm có:
Acetaminophen
Đây là nhóm thuốc giảm đau có tác dụng cắt cơn đau, thường được sử dụng để cắt các triệu chứng sốt, giúp giảm đau đối với mức độ cơn đau từ nhẹ tới vừa. Các bệnh lý gây đau đầu, sốt, đau cơ, viêm khớp, đau lưng, đau răng, sốt, cảm lạnh,… có thể can thiệp bằng Acetaminophen để giảm đau.
Theo Cơ quan quản lý dược phẩm và thực phẩm (FDA) Hoa Kỳ khuyến cáo hàm lượng Acetaminophen trong các toa thuốc giảm đau chỉ nên ở mức 325mg/liều để tránh những tác dụng phụ và ảnh hưởng xấu về lâu dài khi sử dụng thuốc. Trong quá trình sử dụng, Acetaminophen có thể gây ra một số tác dụng phụ lên hệ tiết niệu, dị ứng mẫn ngứa, đau họng, sốt nhẹ, mệt mỏi,…
Acetaminophen chống chỉ định với những trường hợp dị ứng thành phần của thuốc, bệnh nhân có tiền sử suy gan, suy thận, nghiện rượu bia, thức uống có cồn, thiếu máu mạn tính, thận trọng khi dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú.

NSAID (nhóm thuốc chống viêm không steroid)
Aspirin, ibuprofen, naproxen là những nhóm thuốc chống viêm không steroid thường được sử dụng cho các trường hợp đau nửa đầu vai gáy. Các loại thuốc trong nhóm thuốc chống viêm không steroid có tác dụng hạ sốt, giảm đau đối với những cơn đau nhẹ đến vừa như đau răng, đau cơ, đau nhức đầu, nửa đầu, cổ vai gáy, đau đầu do cảm lạnh,…
Tùy theo việc sử dụng nhóm thuốc này cho bệnh lý nào mà liều dùng có thể được bác sĩ điều chỉnh cho phù hợp. Tương tự như một số bệnh lý khác, các nhóm thuốc chống viêm không steroid cũng gây ra nhiều tác dụng phụ khi sử dụng, đáng chú ý nhất là những tác dụng như ùa tai, sốt kéo dài, nôn và buồn nôn, các tác dụng phụ lên hệ tiêu hóa,…

Triptans
Nhóm thuốc Triptans là một trong những nhóm thuốc giúp giảm triệu chứng đau đầu, đau nửa đầu buồn nôn với hiệu quả tác dụng khoảng 75%. Triptans thường được sử dụng cho những trường hợp đau đầu, đau nửa đầu mức độ từ vừa đến nặng.
Khi sử dụng Triptans thường có một số tác dụng chính như đỏ bừng mặt, an thần nhẹ, tức ngực,… Ngoài ra Triptans có thể gây ra một số tác dụng phụ khác trong quá trình sử dụng thuốc.
Triptans thường chống chị định trong những trường hợp như bệnh nhân tăng huyết áp không kiểm soát được, bệnh nhân mắc bệnh tim mạch vành, bệnh mạch máu não, người có yếu tố nguy cơ mắc bệnh mạch vành, mạch máu não, bệnh nhân co thắt mạch vành,…

Người bị thoát vị đĩa đệm cổ cũng có thể dẫn đến tình trạng đau đầu. Bệnh nhân cũng nên lưu ý các dấu hiệu bất thường để có thể can thiệp kịp thời.
2.Nhóm thuốc ngăn chặn đau nửa đầu
Nhóm thuốc chống co giật
Các nhóm thuốc co giật có thể được chỉ định sử dụng trong ngăn chặn dự phòng đau nửa đầu cho những trường hợp co giật, sốt gây đau đầu, đau nửa đầu vai gáy. Các loại thuốc thường sử dụng thuốc hạ sốt, chống co giật để dự phòng ngăn chặn cơn đau từ nhẹ đến vừa gồm có aspirin, paracetamol, valproate de sodium, phenobarbital,…
Những loại thuốc này cần sử dụng với liều phù hợp, mỗi đợt sử dụng không được kéo dài quá nhiều. Sau mỗi đợt điều trị cần theo dõi tình trạng sức khỏe với bác sĩ để có những hướng dẫn cụ thể.

Nhóm thuốc chống trầm cảm
Một số thuốc chống trầm cảm như Amitriptyline thường sử dụng để an thần, giảm lo âu, có thể được sử dụng để phòng ngừa cơn đau do nhức đầu, đau nửa đầu,… với lượng phù hợp theo chỉ định của bác sĩ.
Giống như nhiều thuốc điều trị khác, thuốc chống trầm cảm chống chỉ định cho trẻ dưới 12 tuổi, phụ nữ mang thai và cho con bú, bệnh nhân có dấu hiệu suy tim sung huyết cấp, nhồi máu cơ tim,… Ngoài ra, các thuốc chống trầm cảm cũng tương tác với một số thuốc chống đông, chống thụ thai, các thuốc ức chế chuyển hóa, hạ huyết,…
Một số tác dụng phụ như ù tai, nhức đầu, hoa mắt, suy nhược, mệt mỏi, kích động, rối loạn huyết áp, nhịp tim, các vấn đề về tiêu hóa,… có thể xảy ra khi sử dụng các thuốc chống trầm cảm trong điều trị.
Lưu ý khi dùng thuốc điều trị đau nửa đầu vai gáy
Với bệnh nhân đau nửa đầu vai gáy, trong quá trình điều trị cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Thăm khám sớm khi có các triệu chứng bất thường để bác sĩ có hướng điều trị, can thiệp kịp thời, hợp lý.
- Khi dùng thuốc trong mỗi đợt điều trị cũng cần theo dõi các triệu chứng tác dụng phụ, thường xuyên.
- Không được tự ý lạm dụng thuốc điều trị, giảm đau, kể cả các thuốc kê toa và các thuốc không kê toa.
- Khi đang bị đau nửa đầu, vai gáy, bạn cần chú ý tránh các yếu tố khởi phát cơn đau đầu như các loại thức ăn, thức uống có chất kích thích, các thói quen xấu như thức khuya, làm việc quá sức, ăn uống thất thường,…
- Bệnh nhân cũng cần chú ý đến các yếu tố trong môi trường sống như tiếng ồn, nước hoa,…

Có nhiều loại thuốc được sử dụng trong điều trị đau nửa đầu vai gáy, bao gồm các nhóm thuốc cắt cơn đau và các thuốc phòng chống cơn đau. Dù sử dụng các loại thuốc nào thì bạn cũng cần tuân thủ những chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ trong điều trị để cải thiện tình trạng sức khỏe. Bên cạnh đó, điều chỉnh chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng, ăn uống cũng đặc biệt quan trọng trong điều trị đau nửa đầu vai gáy.
Thông tin hữu ích cho bệnh nhân đau vai gáy
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!