Đau nửa đầu sau gáy bên phải, bên trái là bệnh gì?
Đau đầu rất thường gặp trong cuộc sống hằng ngày, đặc biệt là những người trong độ tuổi lao động càng có xu hướng bị đau đầu nhiều hơn do những áp lực trong công việc cuộc sống. Không chỉ vậy, nhiều bệnh lý còn có thể gây ra tình trạng đau nửa đầu sau gáy bên trái, bên phải nhưng không phải ai cũng biết.

Đau nửa đầu sau gáy là bệnh gì?
Những nguyên nhân thường gặp nhất gây ra đau nửa đầu sau gáy chủ yếu liên quan đến căng thẳng, áp lực công việc, một số rối loạn tuần hoàn máu cũng như các vấn đề về não bộ. Tuỳ theo từng trường hợp cụ thể của bệnh nhân mà đau nửa đầu sau gáy có thể bị đau nửa đầu sau gáy bên phải, đau nửa đầu sau gáy bên trái.
1.Đau đầu trong sinh hoạt
Đau đầu do các thói quen sinh hoạt khá phổ biến trong cuộc sống. Nếu thời gian sinh hoạt không khoa học, hợp lý, các hoạt động của não bộ có thể gặp rối loạn, từ đó dẫn đến tình trạng đau đầu sau gáy ở cả hai bên hoặc chỉ xảy ra ở một bên đầu.
Những thói quen sinh hoạt dễ khiến bạn bị đau nửa đầu sau gáy bên trái, bên phải thường gặp nhất là:
- Lạm dụng rượu, có thể làm cho cơ thể và não bộ rối loạn các hoạt động, ảnh hưởng đến giấc ngủ. Uống rượu quá nhiều sẽ làm bạn đau đầu, choáng váng sau một giấc ngủ.
- Dùng quá nhiều cà phê cũng có thể gây đau đầu do caffeine là chất có thể khử nước nhanh, kích thích bài tiết, tiểu,… khiến bạn muốn đi vệ sinh về đêm, ảnh hưởng đến giấc ngủ. Caffeine đi vào cơ thể quá nhiều cũng có thể làm cho bạn bị mất ngủ và đau đầu. Do đó không nên dùng quá nhiều cà phê, đặc biệt không nên uống cà phê vào buổi tối.

- Người bị thiếu ngủ (dưới 7 giờ) thường bị đau đầu vào buổi sáng, cơn đau có thể xảy ra ở phía sau đầu, nghiêng về bên phải hoặc bên trái.
- Stress kéo dài cũng là yếu tố có thể dẫn đến tình trạng nhức đầu. Nhức đầu do căng thẳng trong công việc, gia đình, cuộc sống,… chiếm tỉ lệ khá cao.
- Người bị say tàu xe cũng có khả năng bị đau đầu sau khi di chuyển trên đường dài. Tuy nhiên những trường hợp này thường chỉ thoáng qua, sẽ biến mất sau một thời gian ngắn.
Thông thường đau đầu do thói quen sinh hoạt không nguy hiểm, bạn có thể cải thiện tình trạng này bằng cách điều chỉnh thói quen sinh hoạt cho khoa học, loại bỏ các thói quen ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ.

2.Các bệnh liên quan đến đốt sống cổ
Đốt sống cổ là nơi tập trung nhiều dây thần kinh đến não, ngoài ra còn có nhiều mạch máu lớn nhỏ đi qua khu vực này. Chính vì vậy một số bệnh lý liên quan đến đốt sống cổ như thoái hoá đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ cũng có thể gây đau âm ỉ hoặc đau dữ dội ở vùng cổ. Một số cơn đau có thể xảy ra ở hai bên trái phải phía sau gáy, thậm chí lan lên cả đỉnh đầu.
Ngoài các dấu hiệu đau đầu, đau cơ, các bệnh liên quan đến đốt sống cổ còn gây ra nhiều biến chứng xấu nguy hiểm cho sức khoẻ, đặc biệt là những biến chứng rối loạn vận động và nguy cơ liệt. Khi có dấu hiệu mắc các bệnh liên quan đến đốt sống cổ, bạn cần chú ý thăm khám để được can thiệp sớm, tránh ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ.

3.Thiếu máu não
Thiếu máu não thường gây ra đau nửa đầu bên trái phía sau. Cơn đau của bệnh nhân thường diễn ra âm ỉ đồng thời có một số triệu chứng tê bì chân tay, hoa mắt chóng mặt. Thiếu máu não có thể liên quan đến nhiều yếu tố như chế độ dinh dưỡng, thiếu ngủ, một số bệnh lý tuần hoàn máu, xơ vữa động mạch,… Ngoài ra, phụ nữ trong thời gian mang thai cũng có thể bị thiếu máu não do thiếu hụt dưỡng chất trong chế độ ăn uống, đặc biệt là sắt.
Tuỳ theo nguyên nhân gây thiếu máu não mà những trường hợp này có thể chỉ định điều chỉnh chế độ sinh hoạt hoặc chỉ điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho hợp lý như bổ sung sắt với người thiếu sắt, hạn chế các thực phẩm giàu cholesterol, chất béo, bổ sung nhiều rau xanh, chất xơ,… để cải thiện tình trạng sức khoẻ.

4.U não
U não tương đối hiếm gặp tuy nhiên tình trạng này khá nguy hiểm. Khối u phát triển không chỉ gây đau cho bệnh nhân mà còn có thể khiến cho chức năng tuần hoàn máu bị giảm sút, chèn ép các khu vực khác trong não rất nguy hiểm.
Người bị đau não thường khó nhận biết do có các dấu hiệu tương đối giống với đau đầu thông thường do thói quen sinh hoạt. Nếu như tình trạng nhức đầu diễn ra bất thường kèm theo một số dấu hiệu như ù tai, thị lực giảm sút, chóng mặt, đau lặp lại nhiều lần trong tuần,… thì bạn nên nghĩ đến nguy cơ có vấn đề về não và mạch máu não và nên thăm khám càng sớm càng tốt để tránh bệnh tiến triển xấu.
5.Đau nửa đầu Migraine
Đau nửa đầu Migraine hay còn gọi là đau đầu vận mạch cũng là một trong những nguyên nhân gây đau đầu sau gáy, thường là bên trái phía sau. Đặc điểm chính của bệnh đau nửa đầu Migraine là những cơn đau từ vừa phải đến dữ dội, có thể cảm nhận được cơn đau giật ở nửa đầu bên trái hoặc phải.
Thông thường có thể nhận biết đau nửa đầu Migraine qua các dấu hiệu đau dữ dội kéo dài từ 4 – 72 giờ, tương đối khác biệt so với những cơn đau đầu thông thường. Bệnh nhân bị đau nửa đầu Migraine cần thăm khám sớm để có kế hoạch khám và điều trị kịp thời, hợp lý.
Bạn nên biết Đau nửa đầu vai gáy thì uống thuốc gì?
Đừng chủ quan với những cơn đau đầu, video hữu ích dành cho bạn
Xử lí khi bị đau đầu sau gáy bên trái, bên phải
Tuỳ theo tình trạng, diễn tiến của bệnh đau nửa đầu mà những hướng điều trị sẽ khác nhau, tuỳ thuộc vào từng bệnh nhân. Bác sĩ có thể chỉ định các biện pháp châm cứu, massage, áp dụng những biện pháp điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật đối với những trường hợp nặng. Song song với điều trị cho bệnh nhân, bác sĩ cũng có thể hướng dẫn người bệnh điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, lối sống khoa học hơn, luyện tập một số bài tập cải thiện sức khoẻ.

Nhìn chung, triệu chứng đau đầu sau gáy bên trái, bên phải có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau trong sinh hoạt, đời sống hằng ngày. Bên cạnh việc điều trị, phòng ngừa và phát hiện sớm các triệu chứng sẽ giúp cho việc điều trị, can thiệp nhanh chóng hơn, tránh cho bệnh tiến triển xấu, nhiều biến chứng. Hi vọng bạn sẽ có cho mình những kiến thức hữu ích để chủ động đối phó khi gặp các triệu chứng đau đầu.
Bạn cũng có thể tham khảo
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!