Gai cột sống là một bệnh lý thường không được phát hiện sớm. Đa phần bệnh nhân mắc gai cột sống thường chung sống một thời gian với bệnh gai cột sống mà không hay biết đến khi có các triệu chứng đau bất thường. Nhận biết đau lưng do gai cột sống ra sao và làm thế nào để khắc phục? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về vấn đề này.

Dấu hiệu nhận biết đau lưng do gai cột sống-1
Gai cột sống lưng

Gai cột sống là bệnh gì?

Gai cột sống là một dạng bệnh thoái hóa cột sốg. Trong đó, tại vị trí cột sống bị thoái hóa xuất hiện các gai xương mọc ra phía ngoài hoặc hai bên cột sống do sự lắng đọng canxi dư thừa. Khi hình thành gai cột sống, nhiều khu vực có thể bị chèn ép do gai cột sống như:

  • Chèn ép đĩa sụn.
  • Chèn ép dây chằng quanh khu vực thương tổn.
  • Gây viêm cột sống.

Các vị trí có thể mắc gai cột sống

Thông thường, gai cột sống có thể gặp nhiều nhất ở 2 vị trí đốt sống cổ (Cervical Spondylosis), đốt sống thắt lưng (Lumbar Spondylosis). Tuy nhiên trong một số trường hợp hiếm gặp hơn có ghi nhận gai đốt sống ngực (Thoratic Spondylosis). Đó là 3 vị trí được ghi nhận có khả năng hình thành gai cột sống.

Dấu hiệu nhận biết đau lưng do gai cột sống-2

Nhận biết dấu hiệu đau lưng do gai cột sống

1.Dấu hiệu đau cục bộ

Đau cục bộ là cơn đau thường xảy ra tại chính vị trí mắc gai cột sống. Những cơn đau cục bộ thường xảy ra ở vùng cổ (đối với gai cột sống cổ), vùng thắt lưng (đối với gai cột sống thắt lưng).

2.Dấu hiệu đau lan tỏa

Đau lan tỏa thường xảy ra nếu như gai cột sống đè lên các vùng dây thần kinh, rễ thần kinh của bệnh nhân gây nên tình trạng chèn ép không mong muốn. Sự chèn ép này sẽ khiến cơn đau vùng lưng, cổ có thể lan ra trở thành đau vai gáy, đau tay chân,…

3.Vận động bị ảnh hưởng

Tình trạng đau còn có thể kèm theo tê và khiến cho tay chân yếu đi, ảnh hưởng đến vận động. Vận động khó khăn thường đi kèm song song với tình trạng đau lan tỏa. Nhiều bệnh nhân có thể gặp phải những cơn đau lan kèm theo tê, nhức lúc đang làm việc, di chuyển, gây ra nhiều ảnh hưởng đến vận động. Một số trường hợp còn ghi nhận rối loạn vận động gây mất cảm giác và ảnh hưởng đến đại tiện, tiểu tiện do mất kiểm soát các cơ.

4.Giảm đau khi nghỉ ngơi, đau tăng khi vận động

Thông thường, đau do gai cột sống sẽ có xu hướng giảm đi khi bệnh nhân có các chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi phù hợp. Tuy nhiên, khi vận động trở lại, cơn đau sẽ tái phát. Do đó, điều trị sớm là giải pháp để khắc phục hiệu quả tình trạng này.

Dấu hiệu nhận biết đau lưng do gai cột sống-3

Bên cạnh gai cột sống, thoát vị đĩa đệm cột sống cũng là bệnh lý ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe mà bạn cần lưu ý.

Điều trị gai cột sống ra sao?

Thông thường, điều trị gai cột sống thường có 2 phương pháp chính là điều trị bảo tồn và điều trị xâm lấn. Xu hướng điều trị bảo tồn thường dùng cho những trường hợp chưa nặng, có thể cải thiện được. Điều trị bảo tồn thường áp dụng các phương pháp vật lý trị liệu, tập thể dục, dùng các bước sóng, xung điện, massage,… Điều trị gai cột sống xâm lấn thường loại bỏ gai trong những trường hợp nặng, ảnh hưởng nhiều đến các bộ phận khác, có nguy cơ gây liệt, ảnh hưởng vận động nặng. Tuy nhiên gai vẫn có thể mọc lại trong một số trường hợp.

Tham khảo thêm một số thông tin cần biết về gai cột sống và các bệnh xương khớp: Những điều nên biết về thoát vị đĩa đệm và gai cột sống

Phát hiện các dấu hiệu gai cột sống và tiến hành thăm khám, điều trị sớm là giải pháp rất cần thiết để ngăn chặn tình trạng gai cột sống ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của bệnh nhân.  Tùy theo từng trường hợp cụ thể, khi thăm khám, các bác sĩ có thể chỉ định những phương pháp điều trị phù hợp nhất. Chúc bạn có nhiều sức khỏe.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

*