Đã bao giờ bạn nghe nói đến phương pháp chụp cộng hưởng từ MRI. Chụp MRI là gì? Phương pháp chụp cộng hưởng từ có hại không ?, có ảnh hưởng đến sức khỏe không? Những lưu ý gì cần biết khi thực hiện MRI? Dưới đây là một số thông tin bạn cần biết về vấn đề này.

Chụp cộng hưởng từ MRI là gì?
Cộng hưởng từ MRI là một trong những phương pháp đang được áp dụng ngày càng phổ biến để chẩn đoán nhiều vấn đề về sức khỏe. Chụp cộng hưởng từ (MRI) là phương pháp đưa cơ thể chúng ta vào một vùng từ trường mạnh. Chiều chuyển động của các nguyên tử Hydro trong nước của cơ thể sẽ được thu nhận qua ăng ten thu phát sóng radio tần số thấp.
Qua các tín hiệu này, trung tâm máy tính sẽ xử lý và tái hiện hình ảnh mô phỏng cấu trúc cơ thể. Dựa vào hình ảnh thu được, bác sĩ có thể phát hiện ra những tình trạng sức khỏe bất thường khác.

Chụp cộng hưởng từ có hại cho sức khỏe không?
Câu trả lời là không. Chụp MRI là một trong những phương pháp chẩn đoán hình ảnh an toàn. Chất lượng hình ảnh cao giúp việc chẩn đoán đạt hiệu quả tối ưu hơn. So với các phương pháp chẩn đoán bằng hình ảnh khác có thể gây nhiễm xạ (ví dụ như chụp X – Quang) thì MRI an toàn hơn rất nhiều. Các tác dụng phụ do máy cộng hưởng từ khá hiếm gặp. Ngoài ra, chụp MRI cũng không cần tiêm thuốc cản từ khi chụp. Kết quả cũng có khá nhanh sau khi chụp, chỉ sau khoảng 30 phút.
Những bệnh lý nào cần chụp MRI?
Cộng hưởng từ MRI thường được chỉ định trong chẩn đoán một số vấn đề như:
- Tổn thương cấu trúc phần mềm như dây chằng, tủy sống, sụn chêm,…
- Bệnh nhân có các tổn thương xương khớp, thoát vị đĩa đệm,…
- Chẩn đoán các vấn đề về gan, mật, tụy.
- Các vấn đề về mạch máu, thần kinh, ổ bụng.
- Tầm soát ung thư.
Một số hạn chế của phương pháp chụp cộng hưởng từ MRI
Bên cạnh những ưu điểm của chụp cộng hưởng từ MRI, phương pháp này cũng có một số hạn chế nhất định:
- Chi phí chụp cộng hưởng từ MRI còn tương đối cao.
- Một số tổn thương tại vỡ xương và vùng có canxi không khảo sát tốt bằng phương pháp X – quang và chụp CT.
- Không áp dụng được cho bệnh nhân đang dùng máy tạo nhịp tim, không chụp được các mô cấy ở mắt hay tai bệnh nhân, thiết bị hồi sức,…
- Không áp dụng được cho bệnh nhân mắc hội chứng sợ lồng kính (Claustrophobia).
Lời kết
Chụp cộng hưởng từ MRI là một trong những phương pháp hiện đại và độ chính xác cao giúp chẩn đoán sớm nhiều vấn đề về sức khỏe ở bệnh nhân. Hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích giúp bạn đọc tham khảo.
Chúc bạn có nhiều sức khỏe.
❢ Bạn nên xem thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!