Ngày nay, chụp cộng hưởng từ MRI là một trong những phương pháp chẩn đoán hình ảnh tiên tiến, có độ chính xác cao, là trợ thủ giúp các bác sĩ chẩn đoán chính xác được nhiều bệnh lý nguy hiểm cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, vẫn còn không ít bệnh nhân chưa hiểu một cách đầy đủ về phương pháp chẩn đoán này. Dưới đây là một số vấn đề mà bạn cần biết về phương pháp chụp cộng hưởng từ.

Chụp cộng hưởng từ là gì?

Chụp cộng hưởng từ MRI (Magnetic resonance imaging) là một trong những kỹ thuật chẩn đoán bằng hình ảnh sử dụng từ trường mạnh, sóng vô tuyến radio. Nguyên lý chụp cộng hưởng từ dựa trên tác động của các sóng và từ trường do thiết bị sản sinh ra, các mô trong cơ thể chúng ta bắt đầu có sự hấp thụ và phóng thích năng lượng. Quá trình này sau đó được thu lại, xử lí và chuyển thành các tín hiệu hình ảnh khác nhau.

Hình ảnh thu được từ MRI cho kết quả khá chi tiết và có độ tương phản cao. Bác sĩ cũng có khả năng tái tạo 3D từ hình ảnh thu được. So với các phương pháp khác, MRI ngày càng được sử dụng rộng rãi bởi có độ chính xác cao, không gây tác dụng phụ như chụp X quang.

chụp cộng hưởng từ mri là gì - Chụp cộng hưởng từ là gì
Hệ thống máy chụp cộng hưởng từ. Các bộ phận được đánh số (1) cuộn dây tần số vô tuyến (2) vị trí đặt bệnh nhân (3) bàn đặt bệnh nhân (4) máy quét (5) nam châm (6) cuộn tạo từ trường biến thiên

Chụp cộng hưởng từ để làm gì, có tác dụng gì?

chụp cộng hưởng từ phát hiện được những bệnh gì
Chụp cộng hưởng từ phát hiện được những bệnh gì?

Với những tác dụng mang tính cách mạng kỹ thuật trên, chụp cộng hưởng từ MRI được sử dụng ngày càng nhiều trong chẩn đoán các vấn đề về sức khỏe như:

  • Xác định cấu trúc các mô mềm bên trong cơ thể với độ rõ nét và chi tiết.
  • Phát hiện được dịch trong tổ thương, tương phản rõ giữa các loại mô.
  • Xác định được các vấn đề về tim mạch một cách nhanh chóng và chính xác.
  • Giúp bác sĩ xác định được các bất thường tại các vị trí ẩn dưới các mô, xương,… mà những kỹ thuật hình ảnh khác khó nhận biết được.
  • Chụp cộng hưởng từ MRI có thể giúp phát hiện được các vấn đề trong mạch máu não (MRA).
  • Phương pháp này rất ít xảy ra các tác dụng phụ cho sức khỏe.
  • Tầm soát ung thư cho bệnh nhân.

Một số lưu ý khi chụp cộng hưởng từ MRI

Bác sĩ Võ Tấn Ðức, chủ nhiệm bộ môn chẩn đoán hình ảnh Ðại học Y dược TP.HCM cho biết mặc dù chụp MRI có giá trị hơn hẳn các phương tiện chẩn đoán khác như CT scan, siêu âm.

Bác sĩ Võ Tấn Ðức, Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM
Hiện nay có phong trào “mê tín” MRI quá mức, khi khám bệnh tôi gặp rất nhiều bệnh nhân đến đòi chụp MRI vì những bệnh hết sức linh tinh mà không có chỉ định của bác sĩ khám bệnh – Bác sĩ Võ Tấn Ðức (trái)

Tuy nhiên bệnh nhân cũng không nên quá lạm dụng chụp cộng hưởng từ MRI nếu không có chẩn đoán của bác sĩ bởi phương pháp này tương đối tốn kém, trong nhiều trường hợp không thật sự phức tạp thì bác sĩ có thể chỉ định cho bạn các phương pháp chẩn đoán hình ảnh tiết kiệm chi phí hơn.

❢ Bạn nên tham khảo:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

*