Chào chuyên mục. Em đang bị đau lưng, cột sống chưa rõ nguyên nhân. Bác sĩ có chỉ định em chụp cộng hưởng từ để đánh giá tình trạng cấu trúc cơ xương rồi mới kết luận bệnh. Em muốn hỏi trước khi chụp cộng hưởng từ có phải nhịn ăn không? Cần kiêng những gì trước khi chụp cộng hưởng từ? Mong chuyên mục tư vấn giúp em. Em xin cảm ơn.

(Phú Đức, Bình Dương)

Chụp cộng hưởng từ có phải nhịn ăn không?

Chào bạn!

Hiện nay phương pháp chụp cộng hưởng từ MRI là một trong những phương pháp có nhiều ưu điểm. Đáng chú ý nhất là độ chính xác của phương pháp chụp MRI rất cao, so với các phương pháp chẩn đoán bằng hình ảnh khác thì chụp MRI cho hình ảnh rất sắc nét, rõ ràng và dễ quan sát.

Chụp cộng hưởng từ cho bệnh nhân
Chụp cộng hưởng từ có phải nhịn ăn không?

Trong quá trình chụp cộng hưởng từ MRI, bệnh nhân không cần nhịn đói trừ trường hợp gây mê khi chụp cộng hưởng từ cần nhịn đói từ 4 – 6 giờ trước khi chụp. Ngoài ra, bệnh nhân khi thực hiện chụp cộng hưởng từ cũng cần chú ý một số lưu ý như sau:

1.Trước khi chụp cộng hưởng từ MRI:

Thông báo cho nhân viên y tế, kỹ thuật viên trước khi chụp nếu có các vật có thể ảnh hưởng đến quá trình chụp cộng hưởng từ như:

  • Các vật kim loại: nẹp vít kết hợp xương, dị vật kim loại, mảnh đạn,…
  • Bệnh nhân đang gắn van tim nhân tạo.
  • Bệnh nhân đặt stent mạch máu.
  • Đang có các kẹp mạch máu não.
  • Trong cơ thể bệnh nhân có các khớp, chỏm xương nhân tạo.
  • Vòng tránh thai ở phụ nữ.

Một số bệnh nhân đang có các thiết bị sau cần thông báo cho bác sĩ trước khi chụp vì từ trường của máy có thể làm hư các thiết bị:

  • Máy trợ thính.
  • Máy khử rung.
  • Máy tạo nhịp nhân tạo.
  • Dụng cụ bơm thuốc tự động đặt dưới da ở bệnh nhân bị bệnh tiểu đường.

Sau khi kiểm tra các vật dụng trên, bệnh nhân được hướng dẫn cất một số tư trang có thể ảnh hưởng đến quá trình chụp cộng hưởng từ MRI như trang sức, đồng hồ, điện thoại và một số vật dụng khác. Bệnh nhân mặc quần áo của bệnh viện, loại vải mỏng để quá trình chụp MRI được thuận lợi.

2.Sau khi chụp cộng hưởng từ MRI:

  • Chụp cộng hưởng từ MRI thường được thực hiện trong vòng 15 – 45 tùy vào vị trí cần thực hiện khảo sát.
  • Sau khi tiến hành chụp MRI, kết quả sẽ có trong khoảng 15 – 30 phút. Riêng những trường hợp phức tạp và cần hội chẩn thì thời gian có thể từ vài giờ.
Quy trình chụp cộng hưởng từ - Chụp cộng hưởng từ có phải nhịn ăn không
Bệnh nhân cấy ghép các thiết bị y tế cần thông báo với bác sĩ trước khi thực hiện chụp cộng hưởng từ MRI

Những bộ phận cơ thể được chỉ định chụp MRI

Chụp cộng hưởng từ MRI đặc biệt phù hợp cho bệnh nhân cần chẩn đoán các vấn đề về:

  • Cơ xương khớp: Nhất là các khớp gối để kiểm tra tình trạng sụn và dây chằng, khớp háng để kiểm tra viêm nhiễm hoặc hoại tử nếu có, kiểm tra tình trạng chấn thương, thoái hóa của các khớp cổ tay, cổ chân, khớp khuỷu và khớp vai.
  • Cột sống: Kiểm tra và đánh giá tình trạng thoái hóa, thoát vị đĩa đệm, bệnh lý lồi đĩa đệm, các chấn thương, chảy máu, gãy xương, các vấn đề về tủy sống, nhiễm trùng,…
  • Sọ não: đánh giá các vấn đề về u não, u dây thần kinh sọ não, tai biến, chấn thương sọ não, động kinh, thoái hóa chất trắng, viêm não, viêm màng não, dị tật bẩm sinh não,…
  • Hốc mắt: kiểm tra các chấn thương dây thần kinh thị giác, thương tổn nhãn cầu và ngoài nhãn cầu.
  • Tai mũi họng: kiểm tra và chẩn đoán các vấn đề viêm, nhiễm trùng,…
  • Tuyến vú: phát hiện sớm các u lành tính, ác tính và viêm nhiễm.
  • Vùng bụng, chậu: phát hiện các bệnh lý gan, thận, lách, tụy, đường mật, các vấn đề vùng sinh dục, tiết niệu,… của bệnh nhân.
phân tích kết quả chụp cộng hưởng từ
Kết quả chụp cộng hưởng từ sẽ được xử lí từ 15 – 30 phút

Trên đây là một số vấn đề bạn cần biết về chụp cộng hưởng từ MRI để có những chuẩn bị tốt nhất trước khi thực hiện. Chúc bạn sớm điều trị thành công bệnh lí của mình.

❢ Bạn nên xem thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

*