Trang Chủ » Thoát vị đĩa đệm » Chữa thoát vị đĩa đệm theo y học cổ truyền
Chữa thoát vị đĩa đệm theo y học cổ truyền
Thoát vị đĩa đệm là một trong các bệnh lý gây nhiều khó chịu cho bệnh nhân. Chữa thoát vị đĩa đệm theo y học cổ truyền ra sao? Chúng tôi sẽ cùng theo chân các bệnh nhân chữa thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp y học cổ truyền. Qua đó giúp bạn đọc có được cái nhìn khái quát về phương pháp điều trị này.
Nỗi khổ của bệnh nhân thoát vị đĩa đệm
Mỗi năm, khoa xương khớp tại các bệnh viện tiếp nhận khám và điều trị cho rất nhiều bệnh nhân đau thắt lưng mà phần lớn là do thoát vị đĩa đệm. Thoát vị đĩa đệm có thể gặp phải do các nguyên nhân khác nhau trong sinh hoạt và cuộc sống như vận động không đúng cách, tai nạn, người đứng ngồi nhiều,…
Bác T (Bình Phước) đau âm ỉ dai dẳng vùng cột sống thắt lưng trong một thời gian khá dài. Tình trạng đau nhức ngày càng kéo dài, đi lại khó khăn. Khi đến thăm khám tại bệnh viện và tiến hành chụp MRI, bác T được chẩn đoán thoát vị đĩa đệm thắt lưng.
Tương tự như bác T, bà H (Củ Chi) đến thăm khám tại bệnh viện khi có các dấu hiệu đau lưng lan rộng xuống mông và kéo dài đến tận 2 chân. Trước đây bà cũng đã từng điều trị thoát vị đĩa đệm tuy nhiên vẫn chưa khỏi.
Chữa thoát vị đĩa đệm theo y học cổ truyền
Thoát vị đĩa đệm điều trị theo y học cổ truyền chủ yếu dựa vào các bài tập vật lý trị liệu, châm cứu kết hợp với dưỡng sinh. Mục đích chính của các biện pháp này giúp cho cho cột sống của bệnh nhân được kéo giãn, giảm đau và có điều kiện hồi phục.
1. Châm cứu
Châm cứu là phương pháp thường dùng trong điều trị thoát vị đĩa đệm theo y học cổ truyền. Ưu điểm của phương pháp này là ít rủi ro, ít xâm nhập. Tác dụng chính của châm cứu là giảm đau cho bệnh nhân, kết hợp với các phương pháp khác sẽ giúp cải thiện sức khỏe người bệnh hiệu quả hơn.
2. Xoa bóp
Bên cạnh châm cứu, xoa bóp là phương pháp thường được áp dụng trong điều trị bằng y học cổ truyền. Phương pháp này giúp kích thích các huyệt tự nhiên trên cơ thể, giảm đau và thúc đẩy lưu thông máu tốt hơn đến vị trí đau. Kết hợp thêm với các phương pháp khác giúp bệnh nhân cải thiện được sức khỏe và tránh tình trạng bệnh nặng hơn.
3. Bài tập vật lý trị liệu
Các bài tập vật lý trị liệu chủ yếu hướng đến mục tiêu kéo dãn các lỗ liên hợp trên cơ thể bệnh nhân, từ đó giúp giảm đau và dần đẩy khối thoát vị trở lại vị trí ban đầu. Ngoài ra, các bài tập này cũng giúp cơ thể được vận động thường xuyên, tránh các ảnh hưởng xấu do ít vận động như teo cơ, tê tay chân, lưu thông máu kém,…
Lưu ý: Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng y học cổ truyền áp dụng cho những bệnh nhân thoát vị đĩa đệm giai đoạn nhẹ (I và II). Với các giai đoạn nặng hơn, bệnh nhân cần trao đổi thêm với bác sĩ để có hướng điều trị phù hợp nhất.
❢ Bạn nên tham khảo:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!