Trang Chủ » Thoát vị đĩa đệm cột sống » Chẩn đoán thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng bằng phương pháp gì?
Chẩn đoán thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng bằng phương pháp gì?
Chẩn đoán thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là một trong những phương pháp giúp nhận biết và có hướng điều trị sớm thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên, chẩn đoán thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng như thế nào thì không phải bệnh nhân nào cũng biết. Dưới đây là một số thông tin bạn cần biết về các phương pháp chẩn đoán thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.

Các dạng chẩn đoán thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
1.Chẩn đoán xác định
Lâm sàng:
Theo Saporta, thoát vị đĩa đệm được xác định khi có từ 4 triệu chứng trở lên trong số 6 triệu chứng sau đây:
- Có yếu tố chấn thương.
- Dấu hiệu đau cột sống thắt lưng lan theo rễ. Dây thần kinh hông to.
- Cơn đau tăng lên khi ho, hắt hơi, rặn.
- Có các tư thế giảm đau: nghiêng người về một bên làm cho cột sống thắt lưng bị vẹo.
- Bệnh nhân có các dấu hiệu chuông bấm.
- Dấu hiệu Lasègue (+).
Cận lâm sàng:
- Chẩn đoán bằng X quang thường có tam chứng Barr.
- Chụp bao rễ cản quang có hình ảnh chèn ép.
- Chụp cộng hưởng từ MRI thấy rõ hình ảnh đĩa đệm thoát vị.
2.Chẩn đoán định khu
Tùy theo vị trí đau của bệnh nhân mà có thể chẩn đoán định khu vị trí thoát vị đĩa đệm:
- Rễ L1 – 2: bệnh nhân có dấu hiệu đau vùng bẹn và mặt trong đùi, yếu cơ thắt lưng – chậu.
- Rễ L3 – 4: bệnh nhân có dấu hiệu đau mặt trước đùi. Cơ tứ đầu đùi của bệnh nhân yếu và giảm phản xạ gối.
- Rễ L5: bệnh nhân có dấu hiệu đau mặt ngoài đùi và cẳng chân. Mu bàn chân và ngón cái bệnh nhân có dấu hiệu tê.
- Rễ S1: bệnh nhân có dấu hiệu đau mặt sau ngoài đùi, cẳng chân. Có dấu hiệu tê ngón út, bệnh nhân bị giảm phản xạ gót.
- Rễ S2: bệnh nhân có các dấu hiệu đau mặt sau trong đùi, cẳng chân, gan chân. Bệnh nhân bị yếu cơ bàn chân.
- Rễ S3, S4, S5: bệnh nhân có các dấu hiệu đau vùng “yên ngựa” đáy chậu. Bệnh nhân bị yếu cơ tròn tiểu tiện.
3.Chẩn đoán thể thoát vị
Thoát vị đĩa đệm có những dạng sau:
- Thoát vị đĩa đệm ra sau.
- Thoát vị đĩa đệm ra trước.
- Thoát vị đĩa đệm vào phần xốp thân đốt.
- Thoát vị đĩa đệm vào lỗ ghép.
- Thoát vị đĩa đệm vào ống sống.
Những cách chẩn đoán thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
1.Chẩn đoán thoát vị đĩa đệm bằng máy móc, thiết bị hiện đại
Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có thể được chẩn đoán bằng các biện pháp:
Chụp X – quang:
Phim X – quang để nhận biết tình trạng thoát vị đĩa đệm thắt lưng và dẫn đến tình trạng u, đau, viêm nhiễm, thoát vị đĩa đệm, chấn thương, gãy xương,…
Chụp cắt lớp vi tính cột sống thắt lưng (CT scan):
Đây là phương pháp chẩn đoán cho chất lượng hình ảnh cao, rõ nét và dễ quan sát rõ ràng các chi tiết, cấu trúc và thương tổn cột sống thắt lưng, đĩa đệm ở bệnh nhân.
Chụp cộng hưởng từ (MRI):
Chụp cộng hưởng từ (MRI) là một trong những cách để xác định vị trí thoát vị cũng như những dây thần kinh bị tổn thương. Phương pháp này cho chất lượng hình ảnh rất chi tiết, có thể dựng hình ảnh 3 chiều. Tùy theo tình trạng và mức độ phức tạp của bệnh mà bác sĩ có thể chỉ định chụp cộng hưởng từ nếu cần thiết.
2.Nhận biết thoát vị đĩa đệm tại nhà
Độ chính xác của những cách nhận biết thoát vị đĩa đệm tại nhà không cao như các phương pháp chẩn đoán hiện đại, tuy nhiên cách này cũng giúp bạn xác định một cách tương đối tình trạng thoát vị đĩa đệm của bệnh nhân.
Kiểm tra thoát vị đĩa đệm thắt lưng:
- Cách 1: Bạn ngồi lên một chiếc ghế, sau đó hạ người đột ngột phía trước, cong lưng ra phía sau. Bạn nâng hai chân lên phía trước mặt. Nếu có cảm giác đau khắp chân thì bạn có nguy cơ gặp phải tình trạng thoát vị đĩa đệm thắt lưng.
- Cách 2: Bạn nằm ngửa trên sàn nhà, giữ 2 chân cố định. Nâng từ từ 2 gót chân lên cao khoảng 15 cm. Để một lúc nếu bạn thấy chân không thể nâng lên thì đó có thể là dấu hiệu bạn đang bị thoát vị đĩa đệm thắt lưng.
Kiểm tra thoát vị đĩa đệm cổ:
- Cách 1: Bạn ngồi thẳng trên ghế và nâng tay lên trước sao cho phần bắp tay của bạn song song với sàn nhà. Phần cẳng tay, bàn tay dựng thẳng lên trần nhà. Cổ tay quay về phía lưng.
- Cách 2: Khi có cảm giác đau tại vùng cổ, bạn có thể thử dùng tay kéo phần đầu từ từ lên phía trên. Nếu cơn đau giảm đi, có thể bạn đã bị thoát vị đốt sống cổ.
Nếu có các dấu hiệu đau bất thường và kiểm tra tại nhà nghi ngờ thoát vị đĩa đệm, bạn nên thăm khám càng sớm càng tốt. Chẩn đoán sớm sẽ giúp bạn có hướng điều trị hiệu quả nhất đối với tình trạng thoát vị đĩa đệm và đẩy lùi cơn đau. Chúc bạn có nhiều sức khỏe.
✯ Thông tin cần biết về bệnh thoát vị đĩa đệm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!