Trang Chủ » Thoát vị đĩa đệm » Cấu tạo và chức năng của đĩa đệm – Nên Biết
Cấu tạo và chức năng của đĩa đệm – Nên Biết
Thoát vị đĩa đệm là bệnh lí xương khớp gây ám ảnh đối với nhiều người. Đĩa đệm là gì? Cấu tạo và chức năng của đĩa đệm ra sao là câu hỏi mà nhiều người còn băn khoăn.
Chức năng của đĩa đệm
Đĩa đệm là gì?
Đĩa đệm là một cấu trúc có dạng thớ sợi khá chắc chắn xếp theo vòng tâm. Bên trong có chứa nhân keo (gelatin). Đĩa đệm có tác dụng giúp cơ thể vận động linh hoạt hơn cũng như chịu lực và giảm chấn động, xóc khi cơ thể vận động.
Cấu tạo và chức năng của đĩa đệm
Đĩa đệm có cấu tạo như thế nào?
Cấu tạo của đĩa đệm
Đĩa đệm gồm có nhiều thành phần để cấu tạo thành. Trong đó có 3 thành phần chính:
Nhân keo (Nhân nhầy)
Nhân keo chủ yếu là các proteoglycans cấu tạo nên. Thành phần của các proteoglycans này gồm: chondroitin sulphates, kratosulphate và dermatan sulphate, hyaluronic acid là chủ yếu.
Nhân keo có tính ngậm nước cao. Nhân keo ở trẻ em chứa tới hơn 80% nước. Khi trưởng thành, nhân keo mất nước dần. Ở người già chỉ còn hơn 60% nước trong nhân keo.
Khi có tác động, nhân keo thoát nước ra bên ngoài, đĩa đệm xẹp xuống để chịu lực. Lực sẽ phân tán đều khắp mặt đĩa đệm và bị triệt tiêu dần. Khi lực tác động không còn nữa, nhân keo sẽ phồng lên và hút nước quay lại, làm cho đĩa đệm phồng to lên.
Nhân keo được bảo vệ bởi một tổ chức bên ngoài có tên là bao xơ.
Bao xơ
Đây là lớp bao bọc bên ngoài nhân keo. Cấu tạo chính của bao xơ là các vòng sợi collagen. Các vòng này rất dẽo, có khả năng đàn hồi cao. Rất nhiều vòng collagen ôm lấy nhau thành nhiều lớp hình elip bao lấy phần nhân keo.
Lớp ngoài của bao xơ bám lấy màng xương và gián tiếp bám vào viền đốt sống. Lớp trong của bao xơ bám lấy bề mặt sụn thân sống lưng.
Bên cạnh chức năng bảo vệ nhân keo, bao xơ còn giúp chống lại các lực căng hướng ngang, hoặc các lực vặn xoắn. Chức năng này giúp đảm bảo cho cột sống giữ được đúng trục.
Tấm sụn tận cùng
Nằm giữa mâm sụn thân sống và lớp ngoài của bao xơ là các tấm sụn tận cùng. Những tấm sụn này cấu tạo từ canxi, collagen, nước và các proteolycans.
Tấm sụn này giúp bảo vệ bề mặt của sụn và thân đốt sống khỏi bị nhân nhầy ép vào. Đây cũng là lớp bảo vệ đĩa đệm không bị nhiễm khuẩn.
Những chức năng của đĩa đệm
Đĩa đệm và các cấu trúc thuộc đĩa đệm đảm nhiệm 3 chức năng chính trong hệ thống xương khớp. Đó là:
Nối các đốt sống lại với nhau
Với sự trợ giúp của các dây chằng, gân cơ, đĩa đệm giúp nối các đốt sống lại với nhau thành một kết cấu chắc chắn.
Phân tán và chịu lực
Khi cơ thể vận động, các đốt sống bị nén, xoắn, tác động nhưng không tổn thương là nhờ vào khả năng phân tán lực và chịu lực của đĩa đệm.
Điều này giúp cho cột sống tránh được những chấn động, hư hại khi chịu các lực tác động khác nhau.
Hỗ trợ trao đổi chất
Quá trình trao đổi chất tại đĩa đệm tương đối khác biệt so với các bộ phận khác trên cơ thể. Đĩa đệm không trao đổi chất bằng các mạch máu mà trao đổi chất bằng sự khuyếch tán chất dinh dưỡng thông qua các màng của vòng sợi.
Trên đây là những thông tin hữu ích về cấu tạo và chức năng của đĩa đệm. Hi vọng bạn đã có thêm nhiều thông tin hữu ích cho mình. Chúc bạn có nhiều sức khỏe!
❢ Bạn nên tham khảo:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!