Trang Chủ » Thoát vị đĩa đệm » Cảnh giác: Bệnh thoát vị đĩa đêm có thể gây tàn phế
Cảnh giác: Bệnh thoát vị đĩa đêm có thể gây tàn phế
Đau nhức là tình trạng rất thường gặp đối với bệnh nhân thoát vị đĩa đệm. Nguy hiểm hơn, bệnh thoát vị đĩa đêm có thể gây tàn phế nếu như bệnh nhân chủ quan và không tích cực điều trị. Theo dõi bài viết dưới đây để cùng nâng cao ý thức phòng và điều trị thoát vị đĩa đệm.
Thoát vị đĩa đệm và một số vấn đề cần biết
Nhân nhầy là một trong những thành phần quan trọng của đĩa đệm. Đây là bộ phận giúp làm phân tán lực tác động vào cột sống khi di chuyển, vận động. Bảo vệ cho nhân nhầy là vòng bao xơ. Tuy nhiên khi vòng bao xơ suy yếu bởi các tác động bên ngoài hay do yếu tố lão hóa có thể khiến cho bao xơ tổn thương và rách. Lúc này, các rễ thần kinh xung quanh cột sống có thể bị nhân nhầy tràn ra khỏi bao xơ đè lên gây đau nhức. Vị trí đau tùy thuộc vào khu vực thoát vị đĩa đệm mắc phải. Tuy nhiên đa số đều gây ra nhiều ảnh hưởng cho bệnh nhân. Chất lượng sống của người bệnh cũng suy giảm đáng kể.
Bệnh thoát vị đĩa đêm có thể gây tàn phế
Bên cạnh đó, cơn đau do thoát vị đĩa đệm còn có thể lan ra các khu vực xung quanh cột sống. Điển hình như bàn chân, vùng mông, đau 2 bên lưng, đau vùng cổ, vai, gáy,… Bệnh có thể ảnh hưởng lớn đến khả năng vận động của bệnh nhân. Những cơn ho, hắt hơi cũng có thể khiến cho bệnh nhân đau đớn. Khi các rễ thần kinh bị chèn ép trong thời gian dài còn có thể khiến cho bệnh nhân bị teo cơ.
Tuy nhiên, ảnh hưởng được cho là đáng sợ nhất của thoát vị đĩa đệm chính là nguy cơ bại liệt hoàn toàn.
Phòng và điều trị thoát vị đĩa đệm từ sớm
Khi mắc phải thoát vị đĩa đệm, bệnh nhân cần thăm khám sớm để có hướng điều trị thích hợp. Các phương pháp điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm phổ biến nhất gồm có:
- Điều trị nội khoa bằng các phương pháp không xâm lấn. Các phương pháp phổ biến như: vật lý trị liệu, châm cứu, bấm huyệt, chườm nóng,…
- Điều trị bằng các phương pháp can thiệp với các bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm nặng, điều trị nội khoa không có kết quả. Các phương pháp điều trị xâm lấn chủ yếu như: mổ hở, mổ nội soi, phẫu thuật bằng laser,…
Bên cạnh đó bệnh nhân thoát vị và người chưa bị thoát vị đều cần lưu ý phòng ngừa bệnh thoát vị. Các biện pháp thường được khuyên dùng như:
- Hạn chế khuân vác vật nặng. Không làm việc và lao động quá sức.
- Tránh sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…
- Không nên ngồi, đứng, trong thời gian quá lâu.
- Vận động thường xuyên để cơ thể dẻo dai và phòng tránh được các vấn đề về xương khớp.
Lời kết
Các bệnh về xương khớp không thể điều trị trong một sớm một chiều mà cần sự kiên trì của người bệnh. Thăm khám sớm vẫn là giải pháp hữu hiệu nhất trong phòng tránh các bệnh về xương khớp.
❢ Bạn nên tham khảo:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!