Thoát vị đĩa đệm tưởng chừng là căn bệnh chỉ dành cho người già. Tuy nhiên do chế độ sinh hoạt cũng như lao động hối hả, nhiều người dễ bị các bệnh về xương khớp hơn. Độ tuổi mắc thoát vị đĩa đệm ngày càng trẻ hóa là lời cảnh báo tình trạng thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn toàn cảnh về tình trạng này.
canh-bao-nguy-co-thoat-vi-dia-dem-o-nguoi-tre-tuoi-2

Thực trạng thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi

Trước đây, thoát vị đĩa đệm thường ảnh hưởng nhiều bởi tuổi tác của bệnh nhân. Độ tuổi thoát vị đĩa đệm phổ biến trước đây khoảng 45 – 60 tuổi. Tuy nhiên trước áp lực của cuộc sống hiện đại cũng như ngày càng nhiều công việc đặc thù có nguy cơ thoát vị cao đã làm trẻ hóa tình trạng thoát vị. Độ tuổi thoát vị đĩa đệm hiện nay từ 35 – 60 tuổi. Nhiều bệnh nhân thậm chí trẻ hơn nhóm tuổi này.

Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi

Với người trẻ tuổi, nguyên nhân thoát vị đĩa đệm thường do tư thế sinh hoạt, công việc, lao động. Nhóm tuổi này rất hiếm trường hợp thoát vị do lão hóa cấu trúc xương khớp như nhóm bệnh nhân cao tuổi. Có thể kể ra một số nguyên nhân phổ biến sau:

  • Những công việc đặc thù phải đứng hay ngồi nhiều như: giáo viên, thợ may, nhân viên văn phòng, thợ may, tài xế, phi công,…
  • Những công việc lao động nặng, thường xuyên cúi, gập người,…
  • Tình trạng chấn thương va đập tại đĩa đệm gây ra thoát vị.
  • Béo phì, thừa cân ở người trẻ tuổi cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến đĩa đệm do áp lực gây ra.

canh-bao-nguy-co-thoat-vi-dia-dem-o-nguoi-tre-tuoi-1

 

Người trẻ tuổi bị thoát vị đĩa đệm có những triệu chứng gì?

Triệu chứng thường gặp nhất ở bệnh nhân thoát vị đĩa đệm thường xuất hiện ở 2 vị trí phổ biến là đốt sống lưng, đốt sống cổ. Ngoài ra, những cơn đau cũng có thể lan ra những vị trí lân cận như hai bên sườn, thắt lưng, hông, cổ, vai gáy,…

Những cơn đau của bệnh nhân thường lặp đi lặp lại, tái phát rất nhiều lần. Tùy theo tình trạng bệnh mà cơn đau có thể âm ỉ hay đau nhức thường xuyên và kéo dài. Khi vận động mạnh, ngồi lâu, hắt hơi, táo bón cũng khiến cho cơn đau âm ỉ và nhức nhối.

Những trường hợp bệnh nặng có thể ảnh hưởng đến vận động của bệnh nhân như co duỗi khó khăn. Khi sinh hoạt cần có sự trợ giúp.

Có thể bạn quan tâm

Phòng tránh và điều trị thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi

Điều trị

Đối với những bệnh nhân đã mắc thoát vị đĩa đệm, việc nghỉ ngơi, hạn chế vận động mạnh. Điều này rất cần thiết để giúp bệnh không tiến triển nặng hơn. Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần thăm khám tại các bệnh viện, cơ sở chuyên khoa xương khớp. Từ đó có biện pháp điều trị thích hợp tùy theo tình trạng bệnh. Những phương pháp thường được áp dụng là:

  • Điều trị bằng thuốc (Tây Y hoặc Đông Y).
  • Điều trị bằng vật lý trị liệu.
  • Can thiệp bằng phẫu thuật với những trường hợp đĩa đệm chèn ép nặng lên dây thần kinh, có nguy cơ bị liệt.

Phòng tránh

Người trẻ tuổi có thể phòng tránh thoát vị đĩa đệm bằng những cách sau:

  • Chú ý tư thế lao động và vận động khoa học.
  • Tư thế ngồi cần thẳng, không chúi đầu về trước.
  • Khi cần mang vác nặng phải ngồi xuống từ từ rồi từ từ đứng lên. Nếu có thể hãy nhờ sự trợ giúp của người hay máy móc.
  • Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên để duy trì sức khỏe. Bơi lội, đạp xe, đi bộ,… là các bài tập có thể áp dụng cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm.

canh-bao-nguy-co-thoat-vi-dia-dem-o-nguoi-tre-tuoi-3

Bài viết đã giới thiệu với bạn những thông tin về tình trạng thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi, nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa. Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp bạn có lối sống khoa học và khỏe mạnh hơn để ngăn ngừa thoát vị đĩa đệm và các bệnh xương khớp khác. Chúc bạn có nhiều sức khỏe.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

*