Bị trúng gió là tình trạng các yếu tố thời tiết tác động vào cơ thể mà Tây Y gọi là các bệnh thời khí. Một trong những tình trạng khó chịu là bị trúng gió cứng cổ, vẹo cổ ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt. Nên xử lí như thế nào khi gặp phải những tình trạng này? Một số giải pháp và gợi ý dưới đây có thể giúp ích cho bạn nếu rơi vào những trường hợp này.

Vì sao bị trúng gió cứng cổ?

Theo quan niệm truyền thống, trúng gió là tình trạng “gió độc” xâm nhập vào cơ thể gây ra tình trạng mỏi mệt, nhức đầu, buồn nôn, nôn, đau bụng, nhức mỏi tay chân, đau cứng cổ, thậm chí có thể choáng váng, ngã, ngất xỉu… Tây Y giải thích đây là tình trạng do các yếu tố nắng, gió, sương giá, mưa, không khí lạnh,… xâm nhập vào cơ thể một cách đột ngột qua lỗ chân lông và đường hô hấp gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của cơ thể.

Triệu chứng đau cứng cổ là một trong những ảnh hưởng có thể xảy ra do trúng gió. Thông thường, người bị trúng gió thường cảm nhật được những cơn đau cứng cổ sau khi ngủ dậy kèm theo mỏi mệt toàn thân và cảm giác rệu rã. Những trường hợp nặng nếu ảnh hưởng đến dây thần kinh số 7 có thể dẫn đến liệt 1 bên, méo miệng, tăng tiết nước bọt, mắt nhắm không khít.

bị trúng gió cứng cổ - trúng gió vẹo cổ
Bị trúng gió vẹo cổ, cứng cổ dễ xảy ra khi thời tiết thay đổi

Ai dễ bị trúng gió?

Trúng gió là tình trạng có thể gặp phải ở bất cứ ai. Tuy nhiên cần đặc biệt lưu ý một số đối tượng dễ bị trúng gió bao gồm:

  • Bệnh nhân có sức đề kháng yếu.
  • Trẻ em và người cao tuổi.
  • Người có tiền sử hoặc đang mắc các bệnh lý liên quan đến đường huyết, huyết áp, xơ vữa động mạch.
  • Người ít tiếp xúc với môi trường bên ngoài, ít vận động, tập luyện.

Trong điều kiện thời tiết có nhiều thay đổi, nhất là thời điểm giao mùa cũng tiềm ẩn nguy cơ trúng gió.

Cẩn thận các nguồn khí lạnh thổi từ sau gáy vì dễ gây trúng gió - cách chữa trúng gió đau cổ - cách chữa đau vẹo cổ
Cẩn thận các nguồn khí lạnh thổi từ sau gáy vì dễ gây trúng gió

Cách chữa trúng gió cứng cổ, vẹo cổ

Để xử trí khi bị trúng gió cứng cổ, vẹo cổ, bạn nên bình tĩnh và chú ý các bước sau đây:

  • Nếu đang ngồi trong phòng có điều hòa, quạt máy, cần tránh khỏi luồng khí lạnh tác động từ phía sau, không để khí lạnh phả trực tiếp vào vùng cổ, vai, gáy.
  • Người có huyết áp cao cần ngay lập tức dùng thuốc hạ áp và nhanh chóng đến bệnh viện gần nhất.
  • Sơ cứu tại chỗ bằng cách làm nóng cơ thể, cho người bị trúng gió uống trà gừng, nước gừng tươi giã, nát, làm nóng gan bàn chân, xoa các khu vực cổ lưng bụng, tay chân để làm ấm, lưu thông khí huyết. Có thể tiến hành đánh gió theo phương pháp truyền thống, dùng cạnh tròn của đồng xu, muỗng (thìa),… tác động lên các khu vực cổ gáy, dọc xuống vai. Tuy nhiên phương pháp này cần thực hiện đúng cách và đúng đối tượng.
  • Sau khi sơ cứu cần chuyển bệnh nhân đến bệnh viện để đảm bảo an toàn, tránh những biến chứng không mong muốn tái phát.

Theo Th.S, Bác sĩ Hoàng Khánh Toàn – Trưởng khoa Đông y – Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, không nên áp dụng cạo gió bừa bãi. Đặc biệt không nên cạo gió cho người cao huyết áp, phụ nữ có thai, trẻ em, người đang bị say nắng. Chỉ dùng trong các trường hợp cảm lạnh, cảm phong nhiệt, phong hàn. Không nên cạo gió quá 10 phút và không gắng sức dùng lực mạnh.

Đề phòng trúng gió bằng cách nào

  • Không được ngủ dưới sàn nhà, đặc biệt là khi cơ thể mệt mỏi, vừa sử dụng rượu bia, thời tiết lạnh.
  • Bạn cũng nên bảo vệ vùng cổ vai gáy bằng cách đội thêm mũ mỏng, quàng khăn cổ khi trời lạnh để tránh choáng váng để giữ ấm cơ thể.
  • Trường hợp đang ngồi trong xe ô tô có điều hòa, khi bước ra ngoài bạn nên đứng giữa cửa xe và bên ngoài một chút để cơ thể thích ứng với nhiệt độ bên ngoài rồi mới ra hẳn bên ngoài để tránh sốc nhiệt.
  • Khi trời quá nóng không nên bật điều hòa nhiệt độ quá thấp vì sự chênh lệch quá lớn có thể gây sốc nhiệt.
  • Chú ý mặc áo đủ ấm khi trời lạnh, nhất là người có cơ địa thể hàn và cơ thể suy yếu.
  • Khi đi ngủ hoặc vừa tắm xong cần giữ ấm cơ thể, tránh tiếp xúc với nơi có nhiều cửa sổ, dễ bị gió lùa, có nhiều không khí lạnh.
  • Người cao tuổi cẩn thận các yếu tố có thể gây thay đổi nhiệt độ đột ngột.
  • Khi ngủ dậy, không nên bật dậy ngay mà nên nằm thêm khoảng nửa phút – 1 phút cho cơ thể tỉnh hẳn rồi mới ngồi dậy chờ khoảng nửa phút mới đạt chân xuống giường, ngồi khoảng một lúc nửa mới ngồi dậy bước đi. Điều này giúp cơ thể tỉnh táo và tránh tình trạng xáo trộn mạnh lưu thông máu, nhất là ở người cao tuổi.
  • Cần chú ý bổ sung các loại thực phẩm đủ dưỡng chất, cân bằng các loại thức ăn.
đánh gió, cạo gió
Đánh gió, cạo gió cần đúng cách, đúng đối tượng

❢ Bạn nên tham khảo:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

*