Đối với các bệnh lý cột sống, thoát vị đĩa đệm, việc đánh giá mức độ tiến triển của bệnh là đặc biệt quan trọng bởi điều này giúp các bác sĩ có hướng can thiệp phù hợp đối với tình trạng sức khỏe bệnh nhân. Vậy, khi bị thoát vị đĩa đệm nặng phải làm sao? Đâu là giải pháp phù hợp cho bệnh nhân khi gặp phải tình trạng này?

Bị thoát vị đĩa đệm nặng phải làm sao?

Những dạng thoát vị đĩa đệm thường gặp

Thoát vị đĩa đệm có tỉ lệ mắc khoảng 50 – 100/100,000 dân, một tỉ lệ khá cao. Trong đó có trên 90% người bị đau thần kinh tọa có nguyên nhân liên quan đến thoát vị đĩa đệm. Do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan mà tình trạng đĩa đệm của người bệnh không còn nằm nguyên vẹn ở vị trí ban đầu mà bắt đầu có dấu hiệu lệch vị trí. Quá trình lệch vị trí ngày càng nặng hơn, đồng thời kéo theo sự xuống cấp của đĩa đệm. Đĩa đệm dần dần bị rạn, đứt, rách, vỡ,… dẫn đến chức năng giảm xóc biến mất, vận động khó khăn hơn. Không chỉ vậy các phần vỡ rách và thoát vị của đĩa đệm cũng trực tiếp tạo nên sự chèn ép thần kinh cột sống gây đau nhức.

Tùy theo tình trạng thoát vị đĩa đệm mà các bác sĩ có thể phân loại thành các mức độ khác nhau cùng với đó là những cách xử trí riêng biệt cho từng trường hợp. Theo TS, BS Nguyễn Vũ, hiện nay, phân loại theo vị trí thoát vị với khoang gian đốt thì có 3 dạng thoát vị đĩa đệm đáng chú ý như:

  • Lồi đĩa đệm đơn thuần hay lệch đĩa đệm.
  • Thoát vị đĩa đệm chưa làm rách dây chằng (bao xơ đĩa đệm).
  • Thoát vị đĩa đệm dưới dây chằng chui vào ống sống qua chỗ rách của dây chằng. Đây là dạng thoát vị đĩa đệm nặng, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và cần điều trị khẩn trương.

Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chia nhỏ các dạng thoát vị đĩa đệm thành các dạng cụ thể như thoát vị đĩa đệm trung tâm, lệch bên, bên xa hoặc thoát vị trong lỗ tiếp hợp. Có thể thấy thoát vị đĩa đệm rất đa dạng, song song với đó là những hình thái lâm sàng khác nhau và mức độ đau riêng biệt cho từng trường hợp.

thoát vị đĩa đệm nặng có cần mổ không?
Mỗi mức độ thoát vị đĩa đệm có những cách xử trí riêng biệt

Xử lí đối với thoát vị đĩa đệm nặng

Đối với thoát vị đĩa đệm nặng, làm rách bao xơ đĩa đệm, thoát vị đĩa đệm có mảnh vỡ rời trong ống tủy, thoát vị đĩa đệm gây đau quá mức, thoát vị đĩa đệm có nguy cơ gây liệt thì cần tiến hành các phương pháp ngoại khoa. Thường gặp nhất là các phương pháp:

  • Mổ hở truyền thống với chi phí thấp nhưng độ xâm lấn cao, rủi ro nhiều hơn các phương pháp khác.
  • Mổ nội soi, mổ kết hợp lấy nhân nhầy bằng các phương pháp hóa tiêu,… có mức độ xâm lấn ít hơn, độ an toàn cao nhưng khá tốn kém.
  • Đối với thoát vị đĩa đệm có mảnh rời trong ống tủy thì ưu tiên áp dụng các phương pháp mổ có khả năng lấy mảnh rời và kiểm soát thoát vị đĩa đệm càng sớm càng tốt.
  • Riêng những trường hợp thoát vị đĩa đệm gây liệt, hội chứng đuôi ngựa, thoát vị đĩa đệm trong và ngoài lỗ liên hợp, thoát vị đĩa đệm gây đau quá mức thì phải mổ cấp cứu sớm và giải ép kịp thời cho bệnh nhân.
Mổ thoát vị đĩa đệm
Phẫu thuật là phương pháp can thiệp phổ biến trong điều trị thoát vị đĩa đệm

Đối với những trường hợp lồi đĩa đệm đơn thuần, thoát vị đĩa đệm chưa làm rách bao xơ đĩa đệm, phần nhân nhầy đĩa đệm vẫn còn nguyên vẹn thì có khá nhiều hướng xử trí. Thường áp dụng nhất là điều trị nội khoa, bảo tồn đĩa đệm như:

  • Bất động lưng tại nền cứng trong thời kỳ cấp tính để giảm đau. Quá trình này thường kéo dài trong khoảng 5 – 7 ngày.
  • Thực hiện bấm huyệt, xoa bóp, điện châm, sử dụng sóng cao tần radio, laser.
  • Thực hiện các biện pháp kéo giãn cột sống như bơi lội, xà đơn.
  • Kết hợp sử dụng các thuốc giảm đau, giãn cơ và chống viêm.

Xử trí đúng cách khi bị đĩa đệm, nhất là thoát vị đĩa đệm nặng là vấn đề đặc biệt quan trọng. Khi phát hiện các dấu hiệu đau bất thường, nghi ngờ thoát vị đĩa đệm hay những bệnh xương khớp khác, bạn cần tiến hành thăm khám sớm để có biện pháp can thiệp kịp thời và hiệu quả nhất. Chúc bạn có nhiều sức khỏe. 

❢ Bạn nên tham khảo:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

*