Mang thai là quá trình mà nhiều phụ nữ rất lo lắng. Rất nhiều vấn đề khi mang thai mà các mẹ bầu cần chú ý. Trong đó, thoát vị đĩa đệm khi mang thai là bệnh lý có thể gây đau nhức cho bà bầu cũng như ảnh hưởng đến sinh hoạt và cuộc sống. Bị thoát vị đĩa đệm khi mang thai cần lưu ý những gì? Theo dõi bài viết dưới đây để có những giải pháp cho vấn đề này bạn nhé!

bi-thoat-vi-dia-dem-khi-mang-thai-can-luu-y-4
Bị thoát vị đĩa đệm có mang thai được không?

Thoát vị đĩa đệm khi mang thai và những vấn đề cần biết

Đĩa đệm là bộ phận hỗ trợ nâng đỡ cho cột sống của chúng ta. Giữa 2 đốt sống luôn có một đĩa đệm để hỗ trợ phân tán lực khi chúng ta di chuyển, vận động. Cấu trúc cơ bản của đĩa đệm gồm có vòng bao xơ bên ngoài và nhân nhầy bên trong. Do nhiều nguyên nhân, bao xơ bên ngoài đĩa đệm có thể bị tổn thương bởi nhiều tác động hoặc do quá trình lão hóa tự nhiên.

Khi bị thoát vị đĩa đệm trong thai kỳ, thai phụ sẽ gặp ảnh hưởng bởi những cơn đau. Ngoài ra, khi khối thoát vị bị lồi ra phía trước bụng dễ va chạm với thai nhi và gây ra những tác động không tốt. Tuy nhiên trường hợp này khá hiếm.

thoát vị đĩa đệm khi mang thai 

Những triệu chứng thoát vị đĩa đệm ở phụ nữ mang thai

Cơn đau là những dấu hiệu phổ biến nhất của thoát vị đĩa đệm. Đối với thai phụ bị thoát vị đĩa đệm, những cơn đau có thể xuất hiện tại các vị trí:

  • Cột sống cổ.
  • Các cơ vùng cổ, vai, gáy.
  • Cột sống thắt lưng.
  • Cơn đau khiến cho các cơ căng lên.
  • Cảm giác đau nhói và đau liên tục.
  • Có cảm giác tê các chi.
  • Vận động của thai phụ gặp khó khăn.

Khi có các dấu hiệu của bệnh thoát vị đĩa đệm trong thai kỳ, bạn cần thăm khám sớm. Bác sĩ sẽ chỉ định các biện pháp điều trị phù hợp cho từng đối tượng bệnh nhân để đạt được kết quả điều trị tối ưu nhất.

bi-thoat-vi-dia-dem-khi-mang-thai-can-luu-y-2

Điều trị thoát vị đĩa đệm trong thai kỳ

Điều trị thoát vị đĩa đệm trong thai kỳ thường hướng đến các biện pháp không xâm lấn như các bài tập hỗ trợ, yoga, bấm huyệt… Ngoài ra bác sĩ cũng có thể kết hợp các biện pháp giảm đau: chườm nóng, chườm lạnh, các bài tập giảm đau nhẹ nhàng. Mục đích của điều trị thoát vị đĩa đệm trong giai đoạn này là giảm đau, theo dõi tiến triển bệnh và điều chỉnh tư thế tránh để bệnh nặng hơn. Sau khi sinh con, bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp điều trị dứt điểm.

Ngoài ra thai phụ cũng cần lưu ý:

  • Hạn chế vận động mạnh và đột ngột.
  • Không tự ý điều trị bằng bất cứ loại thuốc nào trong quá trình mang thai. Kể cả thuốc giảm đau.
  • Có chế độ nghỉ ngơi phù hợp.
  • Luyện tập theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Tránh thức khuya, căng thẳng, lo âu.
  • Bổ sung các bài tập vận động để tăng cường sức khỏe, dẻo dai.

bi-thoat-vi-dia-dem-khi-mang-thai-can-luu-y-1

Những thông tin về tình trạng thoát vị đĩa đệm khi mang thai giúp bạn có cái nhìn rõ nét hơn về bệnh lý này. Bên cạnh đó những lưu ý trong điều trị sẽ giúp bạn chủ động hơn đối với bệnh lý này cũng như có phương pháp điều trị hiệu quả và đúng cách. Chúc bạn có nhiều sức khỏe.

❢ Bạn nên tham khảo:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

*