Đối với chị em có tiền sử mắc các bệnh xương khớp, việc mang thai vừa là niềm vui nhưng cũng là một trong những nỗi lo cho chị em. Bị thoát vị đĩa đệm có nên mang thai không? Đây là một trong những thắc mắc phổ biến ở nhiều chị em mắc thoát vị đĩa đệm. Đâu là cách giải quyết cho vấn đề này? Chuyên gia nói gì?

Bị thoát vị đĩa đệm có nên mang thai không?-1
Thoát vị đĩa đệm có nên mang thai không?

Bị thoát vị đĩa đệm có mang thai được không?

Khi mang thai, bản thân cơ thể nữ giới có sự thay đổi lớn về trọng lượng. Điều này gây ra những tác động không nhỏ đến xương khớp. Theo thống kê, có đến 9 trên 10 phụ nữ mang thai thường xuyên gặp phải tình trạng đau ở vùng lưng, xương chậu vào những thời điểm nhất định trong thai kỳ. Bên cạnh đó, 30% trong số những phụ nữ mang thai gặp nhiều cơn đau nhức dữ dội. Số còn lại gặp những dấu hiệu đau nhẹ hơn.

Đối với những thai phụ đã có tiền sử mắc các bệnh về xương khớp, thoát vị đĩa đệm, các dấu hiệu đau cũng sẽ nhiều hơn, tần suất cơn đau dày đặc hơn. Thoát vị đĩa đệm sẽ khiến cho quá trình mang thai của chị em phụ nữ gặp nhiều vất vả, khó khăn và mệt mỏi hơn so với những chị em có sức khỏe bình thường.

Khi đang bị thoát vị đĩa đệm chưa nên nghĩ đến chuyện mang thai

Thoát vị đĩa đệm tuy không ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thai nhi trong thai kỳ. Tuy nhiên các chuyên gia khuyên chị em không nên nghĩ đến chuyện mang thai khi đang điều trị thoát vị đĩa đệm, trừ những trường hợp mang thai ngoài kế hoạch bởi các lý do sau:

  • Những cơn đau âm ỉ do thoát vị đĩa đệm là vấn đề đặc biệt khó chịu cho sức khỏe bệnh nhân, khiến cho sinh hoạt, nghỉ ngơi, vận động của chị em đều gặp nhiều khó chịu.
  • Thoát vị đĩa đệm sẽ làm tăng thêm sức ép lên vùng lưng – vốn đã chịu nhiều sức ép từ cân nặng tăng lên trong quá trình mang thai.
  • Những cơn đau do mang thai vốn đã gây nhiều khó chịu thì cơn đau ở phụ nữ mang thai và mắc thoát vị đĩa đệm sẽ càng khó chịu hơn.
  • Mang thai cũng làm chậm tiến độ điều trị thoát vị đĩa đệm. Bởi khi mang thai, bạn không thể tiếp tục sử dụng các loại thuốc tây, thuốc tiêm, các thuốc giảm đau,… như những bệnh nhân bình thường. Điều này sẽ khiến cho thoát vị đĩa đệm nặng hơn sau sinh.
Bị thoát vị đĩa đệm có nên mang thai không?-2
Thoát vị đĩa đệm khi mang thai gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe

Lời khuyên cho phụ nữ mang thai bị thoát vị đĩa đệm

Nếu trong thời gian điều trị thoát vị đĩa đệm, bạn mang thai ngoài kế hoạch hoặc bị thoát vị đĩa đệm khi đang trong quá trình mang thai, một số lời khuyên dưới đây sẽ rất cần thiết dành cho bạn:

  • Hết sức thận trọng trong các vận động, sinh hoạt hằng ngày. Phụ nữ bị thoát vị đĩa đệm trong thời gian mang thai cũng nên sắp xếp nghỉ thai sản sớm hơn để chủ động bảo vệ sức khỏe.
  • Tránh thay đổi các tư thế đột ngột trong thời gian mang thai để bảo vệ vùng cột sống thắt lưng của bạn.
  • Áp dụng các bài tập thể dục, Yoga phù hợp để tăng cường sức khỏe trong quá trình mang thai. Bạn có thể tham vấn chuyên gia để có liệu trình phù hợp, nhẹ nhàng, giúp bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất.
  • Thăm khám định kỳ đúng hẹn để bác sĩ có thể đánh giá chính xác tình trạng phát triển thể chất của thai nhi, tình hình sức khỏe của thai phụ. Đặc biệt là trong những tháng cuối thai kỳ. Điều này sẽ giúp bác sĩ có những chuẩn bị cần thiết cho quá trình sinh con.

Bị thoát vị đĩa đệm có nên mang thai không?-3

Thoát vị đĩa đệm khi mang thai có thể gây ra nhiều vấn đề khó chịu đối với sức khỏe. Bên cạnh đó, các lưu ý cần thiết cho phụ nữ mang thai bị thoát vị đĩa đệm cũng là những lời khuyên hữu ích mà bạn nên biết. Chúc bạn có một thai kỳ khỏe mạnh.

❢ Bạn nên tham khảo:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

*