Đau vùng xương cụt khi mang thai là một trong những vấn đề thường gặp ở chị em phụ nữ khi mang thai. Đây là một trong những vấn đề mà nhiều chị em cần quan tâm trong thai kỳ của mình. Bị đau vùng xương cụt khi mang thai nguyên nhân do đâu? 

Bị đau vùng xương cụt khi mang thai
Bị đau vùng xương cụt khi mang thai do những nguyên nhân nào?

Bị đau vùng xương cụt khi mang thai nguyên nhân do đâu?

Có khá nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng đau xương cụt khi mang thai ở các chị em. Trong đó phổ biến nhất là những nguyên nhân đến từ sự thay đổi của cơ thể trong quá trình mang thai. Ở thai kỳ, các chị em thường dễ gặp phải những nguyên nhân đau xương cụt khi mang thai:

1.Thay đổi hóc – môn trong quá trình mang thai

Sự thay đổi đột ngột của estrogen hormone, relaxin trong cơ thể trong quá trình mang thai. Điều này có thể dẫn đến tình trạng ảnh hưởng đến các dây chằng ở khu vực gần xương cụt và gặp phải những cơn đau đớn khó chịu.

2.Trọng lượng gia tăng

Khi mang thai trọng lượng cơ thể của bạn sẽ bắt đầu tăng rất nhiều. Phần bụng cũng bắt đầu lớn lên và khiến cho trọng tâm của cơ thể phải chịu nhiều áp lực hơn và gây đau trong thời gian mang thai. Thông thường, cân nặng gia tăng trong thai kỳ của chị em do các yếu tố sau:

  • Cân nặng của trẻ, dao động khoảng 3 kg – 3,6 kg.
  • Trọng lượng nhau thai dao động từ 500 g – 900 g.
  • Lượng dịch ối có trọng lượng khoảng 900 g.
  • Lượng mỡ gia tăng trên cơ thể khoảng trên 2 kg.
  • Lượng mô và dịch cơ thể gia tăng trên 3 kg.

3.Sự chèn ép vào vùng xương cụt của chị em phụ nữ

Trong những tháng cuối thai kỳ, phần đầu của em bé thường chèn vào xương cụt của người mẹ. Chính điều này sẽ tạo nên cảm giác mệt mỏi và đau nhức xương khớp khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu.

4.Căng cứng cơ trong thai kỳ

Bên cạnh đó, sự căng cứng các cơ vùng xương chậu, hông, trong thai kỳ cũng có thể ảnh hưởng đến các cơn đau vùng xương xương cụt. Tình trạng căng cứng các cơ có thể đến từ tư thế sinh hoạt, vận động không hợp lý cũng như đứng, ngồi ở một tư thế quá lâu.

5.Một số bệnh lý khác trong thai kỳ

Một số bệnh lý vùng xương chậu như các bệnh xương khớp, ung thư vùng chậu, rối loạn chức năng xương mu,… cũng gây ảnh hưởng khá nhiều đến chứng đau xương cụt trong thai kỳ. Đặc biệt là ung thư vùng chậu. Một số rối loạn tiêu hoá, nhất là táo bón cũng có thể gây đau, khó chịu vùng xương cụt, vùng hông cho chị em phụ nữ khi mang thai.

đau xương cụt khi mới mang thai
Chị em phụ nữ thường bị đau xương cụt khi mới mang thai do thay đổi hormone và đau trong những tháng cuối thai kỳ do cân nặng tăng lên

Những triệu chứng đau xương cụt khi mang thai

Phần xương cụt của cơ thể có vị trí cuối cùng trong cột sống của chúng ta. Khi bị đau xương cụt còn có thể ảnh hưởng đến các khu vực lân cận. Mẹ bầu bị đau xương cụt thường có các biểu hiện chính như:

  • Có những cơn đau từ âm ỉ đến dữ dội ở khu vực đốt xương cụt.
  • Cơn đau có thể lan lên phần trên hông.
  • Cảm giác đau nhức khó chịu ở phần xương mu.
  • Đau nhức ở vùng chân.
  • Đau ở phần khớp háng.
  • Đau vùng xương mu.

Mẹ bầu cần làm gì nếu bị đau đốt sống cụt khi mang thai?

Đối với những trường hợp cơn đau xuất hiện do bệnh lý, bạn cần thăm khám, trao đổi với bác sĩ để có can thiệp y tế phù hợp, tốt cho sức khỏe của mẹ và bé. Đối với các nguyên nhân đau do căng cơ, đau nhức do thừa cân,… mẹ bầu có thể tham khảo một số giải pháp sau đây để giảm đau:

  • Nên chọn tư thế ngủ nghiêng bên trái.
  • Có thể sử dụng một gối kẹp giữa 2 đùi để giúp trọng lượng cơ thể được chia đều.
  • Hoạt động thể thao nhẹ nhàng và phù hợp như bơi lội, đi bộ cùng với các bài tập có cường độ vận động vừa phải, hợp lí.
  • Chị em phụ nữ trong thai kỳ cũng cần chú ý đến lượng cân nặng gia tăng trong thai kỳ. Trong một thai kỳ bình thường, chị em có thể tăng từ 10 – 12 kg. Nếu tăng cân quá nhiều có thể dẫn đến đau lưng, đau hông cũng như các vấn đề về sức khoẻ khác.
mang thai đau xương cụt
Chị em phụ nữ mang thai đau xương cụt nên có kế hoạch vận động hợp lý như bơi lội, đi bộ nhẹ nhàng
  • Chị em cũng có thể tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ để sử dụng đai lưng hỗ trợ chuyên biệt dành cho phụ nữ mang thai để giúp giảm tình trạng đau nhức khó chịu.
  • Chọn đi những loại giày, dép đế bằng, tránh xa giày cao gót.
  • Tuyệt đối không mang vác vật nặng trong quá trình mang thai.
  • Nên ăn các thực phẩm dễ tiêu hoá, có chất xơ để tránh ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá, gây ra các vấn đề như táo bón khiến cho chị em đau và khó chịu.

Trên đây là một số nguyên nhân gây đau vùng xương cụt khi mang thai mà nhiều chị em thường gặp phải. Để hạn chế tình trạng này, chị em cần điều chỉnh một số vấn đề trong sinh hoạt và cuộc sống để giúp bảo vệ sức khoẻ vùng xương cụt – hông – xương chậu được tốt hơn. Chúc bạn có nhiều sức khoẻ.

❢ Thông tin hữu ích dành cho bạn:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

*