Đau vai gáy và đau đầu thường do các nguyên nhân như tư thế ngủ, tư thế sinh hoạt, làm việc, tuổi tác, các bệnh lý cột sống cổ, vai gáy, yếu tố thời tiết,… Tùy theo tình trạng sức khỏe của mỗi người mà có nhiều giải pháp để cải thiện tình trạng này. Nếu đang gặp phải tình trạng đau vai gáy và đau đầu gây nhiều khó chịu, một số gợi ý dưới đây sẽ giúp bạn có hướng khắc phục phù hợp nhất.

 đau vai gáy và đau đầu

4 cách xử lí khi bị đau vai gáy và đau đầu

1.Cách xử lí đau mỏi vai gáy và đau đầu do nguyên nhân cơ học

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đau mỏi vai gáy, trong đó có nguyên nhân cơ học chiếm tỉ lệ khá cao. Thông thường tình trạng đau mỏi vai gáy do nguyên nhân cơ học xuất phát chủ yếu từ những thói quen trong sinh hoạt, vận động hằng ngày, cả khi chúng ta ngủ. Một số thói quen xấu, tư thế không khoa học ảnh hưởng đến vùng cổ vai gáy có thể khiến cho các cơ mau căng mỏi, kéo theo tình trạng lưu thông máu mang oxy đến các tế bào giảm sút. Tình trạng thiếu máu này sẽ khiến cho bệnh nhân bị đau đầu và đau vai gáy.

đau mỏi vai gáy và đau đầu do ngủ sai tư thế
Đau mỏi vai gáy và đau đầu do ngủ sai tư thế

Cách xử lí:

Mặc dù đau mỏi vai gáy do nguyên nhân cơ học chiếm tỉ lệ khá cao nhưng hầu hết đều có thể cải thiện được, ít gây ra những ảnh hưởng xấu cho sức khỏe, trừ phi các thói quen này kéo dài quá lâu, bệnh nhân không chịu thay đổi dẫn đến hình thành bệnh lý. Để cải thiện tình trạng đau mỏi vai gáy và đau đầu, bạn cần thay đổi một số tư thế xấu trong sinh hoạt, công việc hằng ngày và trong giấc ngủ:

  • Khi đứng ngồi cần thẳng lưng, thẳng cổ, không cúi đầu nhiều. Nếu cổ không thẳng trong thời gian dài sẽ gây ra đau cổ vai gáy, gặp nhiều khó chịu. Ngoài ra cũng nên tránh ngồi nghiêng, sẽ gây đau vai, gáy, đau cổ.
  • Riêng những trường hợp người có những nghề nghiệp cần phải cúi đầu, khom,… như các công việc văn phòng, xử lí tài liệu, bác sĩ nha khoa, thợ may, người làm công việc ghi chép, nghe điện thoại, làm việc nhiều giờ trước máy tính, lái xe đường dài… thì sau một thời gian làm việc nhất định cần chú ý nghỉ trong thời gian ngắn và vận động nhẹ vùng cổ.
  • Khi ngủ hạn chế gối đầu cao để tránh gây đau mỏi vai gáy, đau đầu vào buổi sáng khi ngủ dậy. Người có thói quen thường xuyên nằm co quắp, nằm nghiêng,… cũng nên thay đổi để tránh ảnh hưởng đến những cơn đau vùng cổ, vai, gáy. Thói quen này có thể gây chèn ép lên các cơ, mạch máu gây ra những cơn đau.
  • Trong các sinh hoạt, vận động hằng ngày cần tránh những cử động nhanh, đột ngột để không làm ảnh hưởng đến vùng cổ, vai gáy,…

2.Cách xử lí đau mỏi vai gáy và đau đầu do tuổi tác

Tuổi tác là một trong những yếu tố có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến vùng cổ, vai, gáy. Đặc biệt, khi bước vào độ tuổi trung niên, sức khỏe mạch máu, các cơ, các gân cũng bị giảm bớt tính đàn hồi, kém độ dẻo dai. Khi bước vào độ tuổi lão hóa, các bệnh lý cột sống cổ, loãng xương, thoái hóa cũng góp phần ảnh hưởng đến vùng cổ vai gáy, sinh ra đau. Thống kê cho thấy có đến 60% bệnh nhân đau mỏi vai gáy, đau đầu là do thoái hóa khớp cổ.

Những trường hợp này, bệnh nhân có thể gặp phải các triệu chứng khó chịu như buồn ngủ thường xuyên, quay cổ nghe tiếng rắc rắc, đôi khi còn có một số dấu hiệu khó chịu đi kèm như mỏi cổ, nhức đầu, hoa mắt,… ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt và kéo giảm chất lượng sống.

Tuổi tác là một trong những nguyên nhân gây đau đầu, đau mỏi vai gáy
Tuổi tác là một trong những nguyên nhân gây đau đầu, đau mỏi vai gáy

Cách xử lí:

Đau mỏi vai gáy và đau đầu do tuổi tác là tình trạng không thể tránh khỏi ở bất cứ ai vì đây là một phần của quá trình lão hóa, không thể đảo ngược. Tuy nhiên bạn cũng có thể cải thiện những cơn đau mỏi vai gáy và đau đầu bằng cách áp dụng các bài tập phù hợp với sức khỏe. Ngoài ra, bạn cũng nên thăm khám định kỳ để các bác sĩ có những chỉ định phù hợp để giúp bạn duy trì sức khỏe một cách tích cực nhất.

3.Xử lí đau mỏi vai gáy, đau đầu do các bệnh lý

Một số bệnh lý có thể gây ra tình trạng đau mỏi vai gáy, đau đầu rất đặc trưng như đau nửa đầu Migraine, thiếu máu não. Những bệnh lý này thường ảnh hưởng lớn đến các hoạt động tuần hoàn và cung cấp máu cho não bộ. Bệnh thường âm ỉ, tuy nhiên có những dấu hiệu rất rõ rệt và khác biệt với tình trạng đau thông thường do nguyên nhân cơ học.

Khi mắc các bệnh lý này, người bệnh không được chủ quan vì có thể ảnh hưởng xấu đến công việc, sinh hoạt hằng ngày, làm suy giảm trí nhớ, mất tập trung. Đặc biệt có dấu hiệu đặc trưng là cảm giác buồn nôn, nôn, nhạy cảm với tiếng ồn, ánh sáng. Về lâu dài nếu không can thiệp, điều trị thì có thể khiến cho bệnh tiến triển phức tạp, có khả năng dẫn đến các biến chứng không mong muốn.

Cách xử lí:

Khi có các dấu hiệu đau bất thường, tốt nhất bạn nên thăm khám càng sớm càng tốt để có thể cải thiện được tình trạng này. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần chú ý giữ gìn sức khỏe, giảm tần suất làm việc cho phù hợp, cân bằng giữa công việc, sinh hoạt và nghỉ ngơi,… Xử lí những bệnh lý này cần sự kiên trì và không được chủ quan khi có những dấu hiệu nhỏ nhất.

4.Xử lí đau mỏi vai gáy, đau đầu do stress 

Đau mỏi vai gáy, đau đầu do stress có thể gặp phải do các hoạt động trong gia đình, học tập, công việc. Tình trạng này đặc biệt phổ biến ở những người làm công việc có cường độ tập trung cao, làm việc lâu trên máy tính, lái xe trong thời gian dài. Đặc điểm đau mỏi vai gáy, đau đầu do stress thường sau thời gian làm việc, sinh hoạt, mang tính chu kỳ, mỗi đợt có thể kéo dài đến 1 – 2 tuần.

Những cơn đau đầu do stress không xảy ra đột ngột, bất thường như những cơn đau đầu do bệnh lý và không có những . Người bệnh có những cơn đau ê ẩm vùng đầu, đau lan tỏa, khó chịu nhất ở vùng cổ và phần sau đầu sau khi trải qua một thời gian làm việc căng thẳng, mệt mỏi.

Stress là một trong những nguyên nhân phổ biến gây đau đầu, đau mỏi vai gáy
Stress là một trong những nguyên nhân phổ biến gây đau đầu, đau mỏi vai gáy

Cách xử lí:

Đau đầu do stress tuy không nguy hiểm nhưng nếu kéo dài thường xuyên dễ dẫn đến những vấn đề về tâm lý, trầm cảm, mệt mỏi. Bạn cần chú ý can thiệp sớm để tránh những ảnh hưởng lâu dài cho sức khỏe. Thông thường tình trạng đau này có thể được cải thiện bằng một số giải pháp.

  • Cố gắng ngủ sớm, ngủ đúng giờ và ngủ trưa một giấc ngắn vào giờ nghỉ trưa của bạn. Điều này sẽ giúp não bộ giảm bớt tình trạng căng thẳng và là thời gian để cho cơ thể bạn bù lại năng lượng đã mất.
  • Áp dụng các biện pháp massage cũng là giải pháp để giúp giảm những cơn đau đầu do căng thẳng, stress.
  • Dùng một ly trà gừng ấm cũng có thể giúp cho bạn cải thiện được tình trạng đau đầu so stress một cách tạm thời.
  • Đối với những trường hợp đau kéo dài thì thăm khám và can thiệp sớm là giải pháp mà bạn cần chú ý.

❢ Bạn nên tham khảo:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

*