Tình trạng đau nhói ở lưng bên trái có tỉ lệ xảy ra không cao. Do đó có khá nhiều người chủ quan trước vấn đề này cho rằng chỉ cần nghỉ ngơi thì có thể khỏi tuy nhiên trên thực tế, nhiều trường hợp đau kéo dài còn có thể dẫn đến các ảnh hưởng không mong muốn đến sức khỏe, sinh hoạt, công việc và đời sống. Vậy, bị đau nhói ở giữa lưng bên trái là bị gì? Cùng tìm hiểu một số nguyên nhân.

Bị đau nhói ở giữa lưng bên trái
Cẩn thận dấu hiệu đau nhói ở giữa lưng bên trái

Đau nhói ở giữa lưng bên trái là bệnh gì?

Người bị đau giữa lưng bên trái thường liên quan đến các vấn đề do thận, các cơ, gân, dây thần kinh, các bệnh xương khớp. Cụ thể như sau:

1.Đau cơ

Đau cơ là nguyên nhân gây đau lưng phổ biến nhất trong cuộc sống rất dễ gặp phải. Các hoạt động thường ngày như mang vác, hoạt động thể thao, một số chấn thương, tai nạn,… đều có thể gây ra tình trạng đau cơ cho chúng ta. Tùy theo tình trạng sức khỏe mà những cơn đau cơ có thể tiến triển với mức độ khác nhau. Đau cơ thông thường có thể tự khỏi trong vài ngày đến một tuần. Tuy nhiên có một số trường hợp đau cơ nặng, nhất là đau cơ do chấn thương thì bệnh nhân cần đến bác sĩ để khám và có chỉ định phù hợp.

Đau cơ
Đau cơ có thể khiến lưng trái bị đau

2.Các bệnh về thận

Nhiều bệnh lý về thận diễn ra âm thầm, khó có thể nhận diện rõ rệt. Các bệnh về thận như thận suy yếu, thận hư, sỏi thận có thể gây ra một số dấu hiệu cho sức khỏe như:

  • Dấu hiệu phù nề trên cơ thể nhất là vùng chân, cổ chân, mặt, bàn chân,…
  • Đau bên trái hoặc bên phải lưng. Đôi khi cơn đau cũng có thể xuất hiện giữa lưng hoặc lan ra hai bên sườn.
  • Cảm giác buồn nôn, nôn.
  • Hơi thở có mùi amoniac.
  • Cảm giác ngứa và mệt mỏi xuất hiện.
  • Người bị sỏi thận còn có tình trạng tiểu buốt, tiểu rát.
  • Nước tiểu có màu khác thường.
  • Cơ thể mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, mất tập trung.
Đau lưng có thể do các bệnh về thận
Đau lưng có thể do các bệnh về thận

3.Các bệnh đường ruột

Những bệnh đường ruột cũng là một trong những nguyên nhân gây ra nhiều ảnh hưởng về cho sức khỏe. Các rối loạn đường ruột, rối loạn vận động ống tiêu hóa khiến đại tràng co bóp mạnh gây ra những phản ứng không tốt cho cơ thể như đau bụng, đau đầu, đau lưng, tiêu chảy,… Thông thường một số bệnh đường ruột như rối loạn tiêu hóa có thể khỏi sau một thời gian ngắn, tuy nhiên cũng có một số bệnh đường ruột gây đau bụng, đau lưng dữ dội.

Các bệnh đường ruột
Các bệnh đường ruột

4.Bệnh gai cột sống

Gai cột sống là một trong những bệnh xương khớp phổ biến ở những người từ 40 tuổi trở lên. Bệnh gây ra nhiều vấn đề cho sức khỏe của người bệnh, nhất là tình trạng đau vai, đau lưng, tê bì tay chân. Người bị bệnh gai cột sống có thể gặp phải những ảnh hưởng lớn đến vận động, di chuyển, gây rối loạn cảm giác, khiến cơ bắp yếu đi và dẫn đến những cơn đau âm ỉ. Nếu bệnh gai cột sống biến chứng nặng có thể dẫn đến mất kiểm soát đường tiểu, nguy cơ bị liệt,… ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe.

Bệnh gai cột sống
Bệnh gai cột sống, thoát vị đĩa đệm là những bệnh lý có thể gây ra đau lưng

5.Thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm cũng là một bệnh xương khớp phổ biến ở những đối tượng trung và cao niên. Tuy nhiên trong thời gian gần đây, độ tuổi mắc bệnh đang dần trẻ hóa. Đây cũng là một trong những nguyên nhân rất phổ biến có thể gây đau. Khi đĩa đệm suy yếu và dần thoát vị sẽ dẫn đến tình trạng đau âm ỉ và có xu hướng nặng dần theo thời gian. Nếu không có những can thiệp phù hợp, bệnh sẽ gây ra các rối loạn trong vận động, rối loạn cảm giác, tê bì lan ra các chi. Những trường hợp nặng hơn còn có thể gây ra tình trạng liệt.

Làm gì khi bị đau giữa lưng bên trái

Đau lưng bên trái tùy theo tình trạng của bệnh nhân mà có thể áp dụng nhiều biện pháp điều trị khác nhau bao gồm:

  • Sử dụng một số thuốc có tác dụng giảm đau theo chỉ định của bác sĩ, bao gồm: tylenol, ibuprofen và một số loại thuốc giảm đau khác.
  • Áp dụng các biện pháp xoa bóp, massage để giúp giảm đau ở vùng lưng.
  • Một số trường hợp có thể điều trị bằng các phương pháp vật lý trị liệu.
  • Trong những trường hợp nặng, nhất là các vấn đề về thận, xương khớp, có thể được chỉ định phẫu thuật để đảm bảo sức khỏe cho bệnh nhân.

❢ Bạn nên xem thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

*