Xẹp đĩa đệm là một trong các vấn đề về xương khớp do các thói quen hàng ngày trong cuộc sống gây ra. Bệnh xẹp đĩa đệm là gì? Mức độ nguy hiểm của căn bệnh này ra sao? Bạn cần lưu ý những vấn đề gì?
Bệnh xẹp đĩa đệm là gì?
Giữa 2 đốt sống lưng của chúng ta đều có một đĩa đệm với nhiệm vụ nâng đỡ cho cột sống. Khi chúng ta vận động, các đĩa đệm này cũng giúp tản lực cho cơ thể. Tuy nhiên trong quá trình vận động, làm việc và sinh hoạt, đĩa đệm có thể bị tổn thương, lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng mất nước dần khiến cho đĩa đệm không còn mềm mại. Bệnh nhân sẽ gặp phải những cơn đau trong quá trình sinh hoạt, vận động. Điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt cũng như vận động của bệnh nhân.
Xẹp đĩa đệm cột sống nguyên nhân do đâu?
Có những nguyên nhân chính gây ra tình trạng xẹp đĩa đệm cột sống như:
- Tình trạng loãng xương do tuổi tác hoặc do chế độ dinh dưỡng không đáp ứng đủ nhu cầu của bệnh nhân. Loãng xương làm cho cấu trúc xương mất đi tính bền vững vốn có, khiến cho đĩa đệm cột sống cũng bị lệch, chấn thương,…
- Người ít vận động cũng có thể gặp phải tình trạng xẹp đĩa đệm hơn so với những nhóm đối tượng khác. Bác sĩ, lái xe, người làm công việc văn phòng,… thường xuyên phải ngồi nhiều.
- Bệnh nhân có cấu trúc yếu bẩm sinh cũng nằm trong nhóm có nguy cơ bị xẹp đĩa đệm cao hơn bình thường.
- Xẹp đĩa đệm cột sống cũng có thể gặp ở người bị chấn thương, tai nạn.
Nếu nằm trong các nhóm bệnh nhân có nguy cơ cao, bạn cần thăm khám định kỳ để sớm phát hiện các dấu hiệu bất ổn về xương khớp để có biện pháp can thiệp sớm. Xẹp đĩa đệm nếu tiến triển nặng có thể gây thoát vị đĩa đệm, hạn chế vận động, các biến chứng nguy hiểm khác
Bệnh nhân xẹp đĩa đệm có thể tham khảo thêm: Xẹp đĩa đệm có điều trị được không ?
Làm thế nào nhận biết xẹp đĩa đệm cột sống?
Giống như các bệnh xương khớp khác, xẹp đĩa đệm sẽ gây ra tình trạng đau nhức, khó chịu khi vận động, đứng ngồi. Ngoài ra, có thể chú ý đến một số biểu hiện sau để nhận biết sớm tình trạng xẹp đĩa đệm:
- Vùng lưng, nhất là thắt lưng thường đau mạnh, đột ngột. Đau hơn khi đứng, ngồi, cúi, di chuyển, giảm dần khi nghỉ ngơi,…
- Mỗi khi bắt đầu cử động đều bị hạn chế đau nhức khó chịu. Nếu kéo dài tình trạng xẹp đĩa đệm sẽ khiến cho các khớp xương bị cứng. Các hoạt động của bệnh nhân không còn được linh hoạt như bình thường.
Cách điều trị xẹp đĩa đệm hiện nay
Hiện nay, xẹp đĩa đệm cột sống có thể được điều trị bằng các biện pháp phổ biến như:
1.Điều trị bằng thuốc
Bệnh nhân có thể được điều trị bằng các loại thuốc. Những nhóm thuốc thường được chỉ định chữa xẹp đĩa đệm cột sống bao gồm:
- Nhóm thuốc giảm đau acetaminophen.
- Nhóm thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs)
- Nhóm thuốc giãn cơ, mạnh gây cốt
- Nhóm thuốc hỗ trợ xương khớp biphosphonate
- Nhóm thuốc hoạt huyết, tăng tuần hoàn và lưu thông máu.
Bên cạnh đó, một số bệnh nhân cũng sẽ được sử dụng thêm nẹp lưng với mục đích nâng đỡ cho cơ thể. Qua đó có thể giúp hạn chế chấn thương bên trong và giúp giảm đau cho bệnh nhân.
2.Vật lí trị liệu
Vật lí trị liệu là phương pháp điều trị bảo tồn thường được sử dụng trong những trường hợp bệnh chưa tiến triển nặng, còn khả năng phục hồi. Khi thực hiện vật lí trị liệu, bệnh nhân thường được chỉ định thực hiện theo đợt. Kết thúc mỗi đợt, bệnh nhân sẽ được đánh giá lại tình trạng sức khỏe để có hướng điều trị tiếp theo đến khi hồi phục.
3.Phẫu thuật
Phẫu thuật là biện pháp điều trị xâm lấn thường được thực hiện trong những trường hợp bệnh tiến triển nặng, bệnh nhân đã thực hiện vật lí trị liệu và các phương pháp phục hồi bảo tồn nhưng không mang lại kết quả. Điều trị bằng phẫu thuật có thể giúp cải thiện tình trạng sức khỏe tuy nhiên cũng có tỉ lệ biến chứng nhất định. Do đó đây chỉ là giải pháp cuối cùng trong trường hợp các biện pháp khác không đem lại kết quả. Trước khi quyết định phẫu thuật, bạn cần trao đổi ý kiến với bác sĩ để đánh giá những nguy cơ có thể xảy ra.
Khi có các triệu chứng xẹp đĩa đệm cột sống, bạn cần nghỉ ngơi và thăm khám tại các chuyên khoa cơ xương khớp. Bạn cũng nên tránh các tác động mạnh gây ra các ảnh hưởng đến hệ xương khớp của bạn trong quá trình điều trị. Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn chủ động hơn trong phòng ngừa các bệnh xương khớp nói chung và xẹp đĩa đệm nói riêng.
❢ Bạn nên tham khảo:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!