Không chỉ những cơ quan như da, hệ tiêu hóa, hô hấp,… là đối tượng yêu thích của các loại vi khuẩn, ngay cả đĩa đệm cột sống của bạn cũng có thể là miếng mồi ngon cho nhiều loại vi khuẩn xâm nhập, gây ra viêm đĩa đệm cột sống. Tuy nhiên viêm đĩa đệm cột sống là gì? Cách xử lí đối với tình trạng này ra sao thì không phải bệnh nhân nào cũng hiểu rõ.

Viêm đĩa đệm đốt sống
Viêm đĩa đệm cột sống

Viêm đĩa đệm cột sống là gì?

Viêm đĩa đệm cột sống là bệnh lý gây tổn thương tại đĩa đệm do các tác nhân xâm nhập từ bên ngoài. Phổ biến nhất là 2 nhóm vi khuẩn đặc hiệu là vi khuẩn lao và vi khuẩn sinh mủ bao gồm E.coli, tụ cầu vàng,…

Chỉ riêng tại Hoa Kỳ, viêm đĩa đệm đốt sống được thống kê chiếm tỉ lệ khoảng 2% – 7% trong các trường hợp viêm xương tủy. Đáng quan ngại hơn, tình trạng viêm đĩa đệm đang ngày càng có xu hướng tăng lên. Tại các quốc gia đang phát triển, các quốc gia có điều kiện y tế thấp, vi khuẩn không sinh mủ, nhất là vi khuẩn lao có xu hướng phát triển mạnh, dẫn đến tình trạng tỷ lệ viêm đĩa đệm đốt sống cao.

Nguyên nhân gây viêm đĩa đệm cột sống

Viêm đĩa đệm cột sống đến từ các tác nhân chính là tụ cầu Staphylococcus, S. aureus (tụ cầu vàng), Enterobacteriaceae,… Con đường xâm nhập chính thường đến từ các hoạt động có thể gây ra xâm nhập vùng đĩa đệm cột sống như:

  • Tiêm cạnh cột sống.
  • Tiêm khớp liên mỏm gai.
  • Chọc hút sinh thiết.
  • Thủ thuật đổ xi măng cột sống.
  • Phẫu thuật cột sống.
  • Hoạt động nội soi vùng sinh dục, tiết niệu.

Nếu các hoạt động này không đảm bảo vệ sinh khi thực hiện sẽ dẫn đến viêm đĩa đệm cột sống do sự xâm nhập của vi khuẩn, đồng thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khác cho sức khỏe xương khớp và các mô lân cận.

tụ cầu vàng
Tụ cầu vàng có thể gây ra nhiều vấn đề về viêm nhiễm

Viêm đĩa đệm cột sống gây ra những ảnh hưởng gì?

Thông thường, viêm đĩa đệm cột sống có tỷ lệ rất thấp trong các hoạt động phẫu thuật tác động đến xương khớp, cột sống. Tuy nhiên nếu xảy ra, bệnh có thể dẫn đến nhiều vấn đề về sức khỏe khó lường như:

  • Gia tăng nguy cơ nhiễm trùng sau mổ.
  • Các biến chứng khác do nhiễm trùng gây ra, trong đó có hoại tử.
  • Áp xe ngoài màng cứng.
  • Áp xe vùng mô mềm cạnh cột sống.
  • Biến chứng xẹp đốt sống.
  • Ảnh hưởng đến khu vực tủy cạnh bên, gây ra những tổn thương thần kinh nặng nề không mong muốn.
  • Những di chứng về vận động cho bệnh nhân.
  • Ngay cả khi bệnh nhân được can thiệp, viêm đĩa đệm cột sống vẫn ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe, khó phục hồi.

Nhận biết sớm các triệu chứng viêm đĩa đệm

Viêm đĩa đệm thường gây ra các triệu chứng chính như:

  • Cơn đau xuất phát từ khu vực đĩa đệm bị tổn thương sau đó tăng lên khi bệnh nhân vận động, mang vác,… Khi nghỉ ngơi, bệnh nhân sẽ giảm bớt các triệu chứng đau.
  • Ngoài ra, cơn đau có thể tăng dần liên tục cả ngày và đêm.
  • Cơn đau do viêm đĩa đệm thường không đáp ứng với một số thuốc giảm đau.
  • Bệnh nhân cũng có thể đau lan từ vị trí đĩa đệm bị viêm xuống các khu vực hông, chân, đau lan ra cổ, vai, gáy,…
  • Khi bệnh có dấu hiệu nhiễm trùng sẽ có dấu hiệu sưng tấy, đỏ và mưng mủ.
  • Tổn thương tại các cơ quan khác như viêm phổi, nhiễm khuẩn tiết niệu, lao phổi, viêm phần phụ, lao hạch, lao màng phổi,…

Chẩn đoán viêm đĩa đệm cột sống

TS.BS Đặng Thị Kim Oanh, Đại học Y Hà Nội
TS.BS Đặng Thị Kim Oanh, Đại học Y Hà Nội

Viêm đĩa đệm đốt sống trong giai đoạn đầu tương đối khó phát hiện. Giai đoạn này dấu hiệu lâm sàng, cận lâm sàng ít đặc hiệu khó phát hiện. Theo TS.BS Đặng Thị Kim Oanh, Đại học Y Hà Nội có 20,7% trường hợp lao cột sống bị chẩn đoán nhầm. Bệnh nhân viêm đĩa đệm đốt sống có thể được chẩn đoán bằng các phương pháp:

1.Xét nghiệm:

  • Xét nghiệm công thức máu. Ở bệnh nhân viêm đĩa đệm cột sống, lượng bạch cầu trong máu thường tăng cao. Tốc độ lắng hồng cầu thường tăng > 10 mm trong 1 giờ đầu.

2.Chẩn đoán hình ảnh:

  • Chụp X – quang cột sống cũng giúp bác sĩ nhận biết các dấu hiệu bất thường quanh đốt sống.
  • Chụp cắt lớp vi tính CT cũng giúp phát hiện các dấu hiệu hẹp khe khớp, phá hủy cột sống và gây phù nề các mô quanh đĩa đệm bị viêm.
  • Chụp cộng hưởng từ MRI cũng là một trong những phương pháp chẩn đoán có tính chính xác cao, có thể áp dụng hiệu quả trong chẩn đoán viêm đĩa đệm đốt sống.
  • Chụp scintigraphi với Gallium – 67 và Technetium – 99m cũng có thể giúp phát hiện các triệu chứng lâm sàng. Phương pháp này cũng giúp phân biệt viêm đĩa đệm đốt sống với thoái hóa khớp.

3.Sinh thiết:

  • Sinh thiết chọc hút đĩa đệm cho phép bác sĩ tìm vi khuẩn để làm giải phẫu bệnh. Đây là một trong những tiêu chuẩn vàng để xác định viêm đĩa đệm cột sống.

4.Chẩn đoán xác định

  • Theo dõi tiểu sử bệnh nhân: bệnh nhân có tiền sử thực hiện các phẫu thuật cột sống hay chưa, bệnh nhân từng có những tổn thương như thế nào cạnh vùng cột sống, trước đay tiền sử của bệnh nhân có các bệnh đái tháo đường, suy giảm miễn dịch mắc phải (HIV) hay không, bệnh nhân đã mắc lao tại các cơ quan khác trước đó hay chưa?…
  • Chẩn đoán xác định dựa trên các dấu hiệu đau của bệnh nhân, bao gồm dấu hiệu toàn thân và dấu hiệu tại vị trí đau.
viêm đĩa đệm cột sống gây đau
Viêm đĩa đệm cột sống gây ra nhiều đau đớn cho bệnh nhân

5.Điều trị viêm đĩa đệm đốt sống

Viêm đĩa đệm đốt sống thường được điều trị theo các nguyên tắc:

  • Dùng kết hợp kháng sinh từ sớm theo kháng sinh đồ cụ thể.
  • Kết hợp một số thuốc giảm đau để cải thiện triệu chứng.
  • Cố định bệnh nhân và nằm nghỉ tuyệt đối để không ảnh hưởng đến tình trạng đĩa đệm bị đau.
  • Có thể áp dụng phẫu thuật dẫn lưu đến lấy các tổ chức hoại tử, xương chết cũng như giúp giải phóng các khu vực tủy bị chèn ép trong trường hợp có ép tủy xảy ra.
  • Thường xuyên theo dõi công thức máu của bệnh nhân, nhất là tốc độ máu lắng, số lượng bạch cầu để đưa ra đánh giá về khả năng đáp ứng của kháng sinh đối với bệnh nhân.

Viêm đĩa đệm cột sống là một trong những vấn đề về sức khỏe cần được theo dõi chặt chẽ để tránh những ảnh hưởng không mong muốn và biến chứng sau này. Bệnh nhân khi tiến hành thực hiện các phẫu thuật cột sống và những khu vực cạnh cột sống cần lựa chọn những địa chỉ đảm bảo chuyên môn và trang thiết bị để tránh những nguy cơ sau mổ như viêm đĩa đệm cột sống, nhiễm trùng,…

❢ Bạn nên tham khảo:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

*