Cùng giải đáp câu hỏi: bệnh thoát vị đĩa đệm là gì trong bài viết này:
Thoát vị đĩa đệm là hiện tượng nhân nhầy đĩa đệm của cột sống thoát ra khỏi vị trí ban đầu (trong vòng sợi) dẫn tới rách vòng sợi, chèn ép các rễ thần kinh và ống sống. Hay dễ hiểu hơn thì đó là tình trạng đĩa đệm bị chèn ép và lồi ra khỏi vị trí giữa các đốt sống.
(Hình ảnh minh họa)
Đây là căn bệnh cơ xương khớp phổ biến ở nước ta. Đặc biệt những người thường xuyên lao động nặng có tỉ lệ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm cao hơn.
Cùng tìm hiểu căn bệnh Thoát vị đĩa đệm là gì?
Thoát vị đĩa đệm là một bệnh lý khá phức tạp, liên quan đến đĩa đệm. Đây cũng là nguyên nhân khiến bạn rất dễ bị đau cột sống, đau thắt lưng, chân, tay. Để giúp bạn đọc trả lời câu hỏi: Bệnh thoát vị đĩa đệm là gì?, trước tiên chúng ta cùng nhau tìm hiểu về một số thông tin xung quanh căn bệnh như: vai trò của đĩa đệm, các vị trí thường hay bị thoát vị đĩa đệm, cũng như nguyên nhân gây ra căn bệnh này.
Vai trò của đĩa đệm
Đĩa đệm trong cột sống đảm nhận 2 vai trò quan trọng:
Thứ 1: Đĩa đệm được xem như 1 loại dây chằng có tính chất đặc biệt giúp gắn kết các xương sống với nhau (cột sống có tất cả 23 đĩa đệm, mỗi cái nằm giữa 2 khe đốt sống).
Thứ 2: Nó chính là 1 tấm đệm đúng nghĩa giúp bạn giảm xóc, đau. Đồng thời đĩa đệm còn bảo vệ cột sống khỏi những chấn thương nhờ vào tính đàn hồi.
Vì vậy, nếu không may chúng ta bị chấn thương nặng hoặc lao động quá sức, các đĩa đệm có nguy cơ bị đứt, rách tràn gel ra ngoài. Điều này sẽ gây chèn ép các rễ thần kinh và gây nên các cơn đau cột sống dữ dội.
Các vị trí thường bị thoát vị đĩa đệm và triệu chứng
Tình trạng thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở bất kì vị trí nào của cột sống. Nhưng thường chỉ tập trung chủ yếu ở 2 vị trí: Cột sống cổ và thắt lưng:
Thoát vị đĩa đệm khu vực cột sống cổ
- Triệu chứng: Đau dọc vùng cổ, gáy sau đó lan xuống hai cánh tay. Ban đầu người bệnh sẽ thấy 2 tay có cảm giác tê bì, dần dần cả bàn tay bị mất cảm giác. Ngoài cảm giác đau, người bệnh còn có những triệu chứng khác như hốc mắt, hoa mắt chóng mặt…
Thoát vị đĩa đệm khu vực thắt lưng
- Triệu chứng: Triệu chứng đầu tiên là đau vùng thắt lưng và đau liên sườn. Cơn đau lan từ từ xuống mông rồi tới chân khiến chân đau rút, tê bì. Bệnh nhân sẽ đau khi nằm nghiêng, ho hoặc đại tiện. Nếu bệnh nặng bệnh nhân cũng có khả năng bị liệt.
Dấu hiệu nhận biết thoát vị đĩa đệm là gì?
Dấu hiệu chung để nhận biết bệnh thoát vị đĩa đệm đó là tất cả bệnh nhân đều bị đau cột sống và rễ thần kinh. Các cơn đau lặp đi, lặp lại nhiều lần. Có lúc đau âm ỉ nhưng cũng có lúc đau dữ dội. Kèm theo các triệu chứng tê cứng, cảm giác kiến bò, kim châm… Bệnh nhân không còn được dẻo dai, cử động bị hạn chế, khó cúi thấp hoặc ưỡn ra trước.
Nguyên nhân gây bệnh thoát vị đĩa đệm là gì?
Bệnh thoát vị đĩa đệm là gì?
- Tư thế trong lao động: Ngồi làm việc trên máy tính không đúng tư thế, ngồi cong vẹo khi học tập, coi tivi. Người bệnh nhấc, bê vác vật nặng sai tư thế hoặc quá nhiều. Đôi khi tập thể dục không đúng cách dẫn tới trật khớp, thoái hóa khớp cũng là nguyên nhân gây bệnh.
- Thoái hóa tự nhiên: Từ độ tuổi 30 đến 50 xương bắt đầu thoái hóa khiến phần nước trong nhân tủy giảm đi. Cũng có thể mắc phải các bệnh lí bẩm sinh như gù vẹo, gai đôi cột sống. Những điều này cũng dẫn tới tình trạng thoát vị đĩa đệm.
- Chấn thương: Đặc biệt nếu xảy ra ở người từ độ tuổi 30 trở lên rất dễ bị thoát vị đĩa đệm ( đơn giản vì ở dộ tuổi này đĩa đệm đã không còn mềm mại, vòng sụn bị xơ hóa, rạn nứt nếu có 1 chấn thương tác động vào thì nhân nhầy dễ dàng theo vết nứt chui ra ngoài chèn ép rễ thần kinh).
- Di truyền: Nếu ba mẹ bị thoát vị đĩa đệm thì khả năng di truyền lại cho con cái là rất cao.
Những thông tin vừa rồi giúp bạn đọc hiểu hơn về bệnh thoát vị đĩa đệm. Đây là căn bệnh gây khó khăn trong vận động cũng như trong sinh hoạt hàng ngày. Việc điều trị thoát vị đĩa đệm cũng tốn kém không ít chi phí. Nếu phẫu thuật thì khả năng bị lại cũng rất cao. Chính vì vậy để tránh mắc phải căn bệnh này mọi người cần chú ý đến thói quen sinh hoạt, tư thế vận động, thay đổi lối sống…
Hy vọng những điều vừa chia sẻ trên đây sẽ giúp ích được cho bạn đọc trong việc tìm hiểu: Bệnh thoát vị đĩa đệm là gì? Nếu nhận thấy mình có dấu hiệu mắc phải bệnh thoát vị đĩa đệm, tốt nhất bạn nên đến cơ sở y tế có chuyên khoa Cơ – Xương – Khớp để được bác sĩ điều trị bệnh kịp thời.
Bạn nên tham khảo thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!